Quảng Ninh: Nuôi ngao giá ở Vân Đồn

Ngao giá là loại ngao từ lâu đã được bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhất là vùng Vân Đồn - Cô Tô khai thác theo hình thức tự nhiên với khối lượng lớn và được đánh giá là loại ngao có chất lượng ngon, nhiều thịt, có giá trị kinh tế cao. Vừa qua, Công ty TNHH Đỗ Tờ đã đưa vào nuôi thử nghiệm và sản xuất thành công giống ngao này. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi giống ngao này cần được ngành chức năng xem xét, đánh giá hiệu quả.

Thu hoạch ngao giá
Thu hoạch ngao giá tại Công ty TNHH Đỗ Tờ.

Đến Công ty TNHH Đỗ Tờ, tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản xã Bản Sen (Vân Đồn) chúng tôi thấy các công nhân của Công ty đang tất bật với việc chọn lọc con giống, chuẩn bị ô lồng, cát để thả nuôi ngao cho vụ nuôi mới và chăm sóc hàng nghìn lồng ngao giá. Ông Đỗ Hữu Tờ, Giám đốc Công ty cho biết: “Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi tu hài trên địa bàn phát triển với quy mô lớn, Công ty chúng tôi đã từng bước đưa vào nuôi thử nghiệm và cho sản xuất giống một số loại ngao, nghêu để bổ sung vào đối tượng nuôi. Đến nay có thể khẳng định, loài ngao giá có triển vọng rất tốt. Việc sản xuất giống ngao này đã thành công”.

Được biết, từ năm 2010, ông Đỗ Hữu Tờ đã đưa vào nuôi thử nghiệm giống ngao này với nhiều hình thức khác nhau. Khi thì nuôi lẫn với tu hài, chỗ nuôi riêng; vừa nuôi theo hình thức thả bãi, vừa nuôi hình thức lồng treo. Bước đầu, Công ty nuôi với số lượng ít và sau một năm đã cho thu hoạch. Kết quả, tại gần 100 lồng nuôi, ngao sinh trưởng tốt, không mắc dịch bệnh như một số đối tượng nuôi khác và cho trọng lượng bình quân 70-80 gam/con. Đặc biệt, ngay từ vụ nuôi đầu tiên, loại ngao này rất dễ bán và được thị trường ưa chuộng với giá bán bình quân từ 70.000-100.000 đồng/kg. Từ việc nuôi thử nghiệm thành công, ông Tờ đã tìm cách để sản xuất giống ngao này. Qua những thử nghiệm, nhiều phương pháp khác nhau, cuối cùng việc sản xuất giống đã thành công. Ngay trong năm đầu tiên, Công ty đã sản xuất được hơn 5 triệu con giống, đảm bảo nguồn giống nuôi tại Công ty. Từ năm 2012 đến nay, Công ty đã sản xuất được hơn 20 triệu con giống ngao giá. Bước đầu, Công ty đã bán cho một vài hộ dân nuôi thử nghiệm giống ngao này với giá bán từ 900-1.000 đồng/con giống.

Ông Đỗ Hữu Tờ cho biết thêm: Năm 2012, Công ty đã có thu hoạch hơn 10 tấn ngao giá. Đây là giống ngao sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, có khả năng kháng bệnh tốt và được thị trường ưa chuộng. Thời gian nuôi từ 12-13 tháng là cho thu hoạch, bình quân đạt 70-80 gam/con; nhiều lồng nuôi có những con đạt hơn 100 gam. Vụ vừa rồi, Công ty bán ra thị trường với giá bình quân từ 70.000-100.000 đồng/kg. Đặc biệt, giống ngao này rất dễ nuôi và đầu tư chi phí thấp do không tốn công chăm sóc, chi phí lồng nuôi, giống, cát rẻ. Có thể tận dụng cát sau thu hoạch tu hài và có thể thả nuôi với mật độ dày từ 130-150 con/lồng. Sản lượng bình quân đạt gần 200 tấn ngao thương phẩm/ha. Cũng theo ông Tờ, ngao giá có thể là bước đệm từng bước thay thế cho nuôi tu hài hiện nay sau những thiệt hại to lớn đối với người nuôi tu hài vừa qua.

Việc áp dụng các đối tượng nuôi mới, phù hợp và cho hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân là cần thiết. Tuy nhiên, để nhân rộng đối tượng nuôi này cần có sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng và địa phương. Cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ và có những đánh giá khoa học trong việc nhân giống; kiểm soát tình hình dịch bệnh và tránh tình trạng thả nuôi ồ ạt thiếu quy hoạch để tránh những rủi ro lớn cho người nuôi.

Báo Quảng Ninh, 06/11/2013
Đăng ngày 09/11/2013
Hữu Việt
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 03:44 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 03:44 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:44 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 03:44 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:44 17/04/2024