Quảng Ninh: Tập trung xuống giống nhuyễn thể

Với chiều dài bờ biển hơn 21km, nhiều bến bãi cửa sông, vùng bãi triều rộng hơn 5.500ha, mặt biển hơn 12.000ha, huyện Đầm Hà đã tập trung phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, trong đó nuôi nhuyễn thể được xem là một thế mạnh, hiện cho hiệu quả khá cao.

Phát triển nuôi nhuyễn thể ở Đầm Hà
Không khí khẩn trương của người dân nơi đây cho việc thả giống ngao, hà treo dây.

Ông Đinh Văn Đàn, người dân thị trấn Đầm Hà, cho biết: “Vụ nuôi này do thời tiết có nhiều ngày mưa, những ngày nắng nóng bất thường, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thả giống nhuyễn thể. Vụ nuôi này, với diện tích hơn 4ha, gia đình tôi đã thả gần 4 tấn giống ngao các loại và cắm cọc nuôi 2 giàn hà treo dây. Vụ vừa rồi, mặc dù thời tiết không thuận lợi, song dịch bệnh không xảy ra nhiều, nên gia đình tôi thu được khoảng 10 tấn ngao”.

Ông Trần Văn Huấn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Đầm Hà xác định phát triển kinh tế thuỷ sản là mục tiêu quan trọng. Huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi, bàn giao mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp vào đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Huyện đã triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản huyện đến năm 2020, định hướng 2030; Quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; Quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn; Quy hoạch chi tiết phát triển vùng nuôi tôm tập trung tại xã Tân Lập và xã Tân Bình. Từ những quy hoạch này, huyện sẽ xây dựng hai vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn: Vùng nuôi tôm hàng hoá tập trung tại 4 xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập với diện tích trên 300ha; vùng nuôi nhuyễn thể hàng hoá tập trung các xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập với diện tích khoảng 500ha.

Hiện nông dân các xã Tân Bình, Đại Bình, Đầm Hà đang tập trung xuống giống ngao. Theo kế hoạch, năm nay toàn huyện thả nuôi 370ha ngao, dự kiến sản lượng đạt hơn 1.500 tấn. Ngoài nuôi ngao, năm nay huyện triển khai dự án nuôi hà sú treo dây với diện tích 3ha tại khu vực Cái Bàn, xã Tân Bình. Tham gia dự án này, 3 hộ dân được hỗ trợ 100% kinh phí về giống và được tập huấn về kỹ thuật nuôi. Dự án bước đầu đã thành công, nhiều hộ dân đã nhân rộng nuôi hà treo dây từ những mô hình này, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Hiện nông dân huyện đang tập trung xuống giống thả nuôi nhuyễn thể. Năm nay, huyện nuôi thêm đối tượng nuôi mới là ngao giá, diện tích hơn 20ha tại khu vực chương Đông (xã Tân Lập), chương Cả (xã Đại Bình). Huyện quản lý chặt chẽ việc đánh bắt, khai thác các bãi triều; đang rà soát, triển khai lập quy hoạch chi tiết các bãi triều để giao cho người dân, cho thuê để phát triển nuôi nhuyễn thể.

Với đồng bộ những giải pháp triển khai, công tác nuôi trồng thuỷ sản tại Đầm Hà đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 765,6ha; trong đó nuôi tôm 328ha, đạt 58,57% kế hoạch, nuôi nhuyễn thể 246ha, đạt 61,5% kế hoạch. Tổng sản lượng thủy sản 8 tháng năm 2017 đạt 5.650 tấn, bằng 66,47% kế hoạch năm; trong đó sản lượng khai thác 2.717 tấn, đạt 108,68% kế hoạch, sản lượng nuôi trồng 2.933 tấn (nhuyễn thể đạt trên 1.300 tấn), đạt 48,8% kế hoạch.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 30/08/2017
Hữu Việt
Nuôi trồng

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 10:46 03/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Tép Bạc chính thức trở thành hội viên của VASEP

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tép Bạc đã vinh dự trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Tép Bạc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tép Bạc
• 04:52 04/10/2023

Tìm hiểu về sự sinh sản của cua hoàng đế vàng

Cua hoàng đế vàng là loài thủy sản quan trọng ở vùng biển Alaska, giống như tất cả các loài litodid, con cái cua hoàng đế vàng phải lột xác trước khi giao phối, con cái có thể mang đến 27.000 quả trứng. Cua hoàng đế vàng có sức sinh sản thấp hơn cua đỏ và cua xanh cùng kích cỡ.

Cua hoàng đế
• 04:52 04/10/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 04:52 04/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 04:52 04/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 04:52 04/10/2023