Quảng Ninh: Thả 2 vạn cá giống bản địa xuống hồ Khe Mười

Sáng 13/8, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Ba Chẽ tổ chức thả 2 vạn con cá giống bản địa về vùng nước hồ Khe Mười (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh) nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân dịp Lễ Vu Lan năm 2022.

Thả cá
Người dân đang thả cá xuống hồ Khe Mười. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Trên địa bàn tỉnh hiện có 188 hồ chứa nước thủy lợi với tổng dung tích thiết kế là 359 triệu m3 và có 460 đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Các đập dâng, hồ chứa nước giữ vai trò quan trọng trong việc cấp nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, kiểm soát lũ lụt, nhất là đối với các địa phương miền núi. Ngoài các chức năng trên, đập và hồ chứa nước còn là các thủy vực có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản cao với các loài cá truyền thống, loài có giá trị kinh tế cao như: Mè, trôi, chép, rô phi, trắm cỏ, tầm, lăng, chiên...

Việc tận dụng hồ, đập để nuôi các loài thủy sản truyền thống sẽ tạo sản phẩm thủy sản tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương miền núi như huyện Ba Chẽ.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh, Sở NN&PTNT và các địa phương đặc biệt quan tâm. Riêng năm 2022, bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa, toàn tỉnh đã thả trên 20 triệu con giống các loại ra vùng nước tự nhiên. Đối với huyện Ba Chẽ, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với Viện Nghiên cứu - Nuôi trồng thủy sản 1 thả trên 2 vạn con cà ra giống xuống lưu vực sông Ba Chẽ.

Tại buổi lễ thả cá giống lần này, từ nguồn ngân sách được cấp, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Ba Chẽ tổ chức thả 2 vạn con cá giống bản địa về vùng nước hồ Khe Mười. Các con giống được thả bao gồm 5 loài cá bản địa là trắm đen, trắm trắng, mè hoa, mè trắng và cá chép. Các con giống đều có kích cỡ trưởng thành, có khả năng thích ứng tốt với môi trường và khả năng sinh trưởng, sinh sản tốt tại vùng nước hồ tự nhiên.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 15/09/2022
Hoàng Nga
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:22 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:22 25/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:22 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:22 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:22 25/11/2024
Some text some message..