Quảng Trị: Nuôi tôm cần chiến lược dài hạn

Nuôi tôm không gây ô nhiễm môi trường, nuôi theo quy hoạch, chủ động sản xuất từng vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cũng như kịp thời có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người nuôi tôm… chính là chiến lược quan trọng để phát triển toàn diện, bền vững ngành nuôi tôm tỉnh Quảng Trị trong những năm tới.

Quảng Trị: Nuôi tôm cần chiến lược dài hạn
Những hộ nuôi phấn khởi khi được mùa tôm. Nguồn Báo Quảng Trị

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016 cho thấy dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ở 22 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích 344,72 ha. Từ đầu năm đến ngày 12/6/2017, có 127,93 ha diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh. Điều đáng nói là trong điều kiện tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khó lường như hiện nay, nếu không kịp thời có những giải pháp hữu hiệu thì dịch bệnh trên tôm có chiều hướng ngày càng gia tăng, khó kiểm soát.

Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, vấn đề chỉ đạo, kiểm soát chất lượng con giống là rất quan trọng, các đơn vị, chính quyền địa phương liên quan cần quyết liệt hơn trong công tác tăng cường kiểm tra chất lượng con giống, nguồn thức ăn, quản lý vấn đề xử lý nước thải và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng nuôi tôm trong xử lý nguồn nước thải, hạn chế ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Các hộ nuôi tôm cần tuân thủ nghiêm quy trình nuôi sạch, sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có chất lượng, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh.

Theo ông Nguyễn Văn Huân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để nuôi tôm bền vững, ngành nông nghiệp đã có những định hướng phát triển cụ thể như duy trì đối tượng tôm sú ở vùng ven sông Hiền Lương và ven sông Cửa Việt, phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng bãi ngang ven biển, tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ cho thị trường tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Chuyển đổi các vùng nuôi chuyên tôm thường xuyên bị dịch bệnh sang nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến/xen ghép tôm - cua, tôm - rong câu, tôm - cua - cá nước lợ…hoặc nuôi chuyên cua, cá nước lợ tại một số xã của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong.

Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các cơ sở nuôi tôm, các công ty phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Căn cứ quy hoạch tổng thể của ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng quy hoạch đến năm 2020 là 930 ha, diện tích nuôi tôm sú là 584 ha. Từ quy hoạch, vấn đề chuyển đổi, mở rộng, tập trung diện tích đất nuôi tôm nước lợ cũng cần được quan tâm.

Đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2111/QĐ - UBND ngày 5/9/2016 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020, trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tôm, nhất là vấn đề thủy lợi. Các cấp, ngành liên quan cần tích cực vào cuộc để huy động các nguồn lực khác từ doanh nghiệp và nhân dân để xây dựng các vùng nuôi tôm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Muốn làm tốt vấn đề này, ngoài vai trò của nhà nước thì người dân cũng cần chung sức huy động các nguồn lực, liên kết với các hộ liền kề đầu tư lại hệ thống ao nuôi để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Đặc biệt hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều tổ cộng đồng, tổ hợp tác và hợp tác xã thực hiện tốt công tác quản lý vùng nuôi và giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất.

Nói về hiệu quả của việc hình thành HTX nuôi tôm, ông Hoàng Đình Anh, Chủ tịch HĐQT HTX Đông Giang, thành phố Đông Hà cho biết: “Trước đây, những năm từ 2006 - 2008, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tự phát thả giống mua trôi nổi trên thị trường nên dịch bệnh tràn lan. Nhưng nay, nhờ tham gia vào HTX, nuôi tôm cộng đồng nên người nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng con giống cũng như tuân thủ kỹ thuật nuôi để hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra, đưa lại năng suất cao”.

Cùng với đó, nhà nước có cơ chế khuyến khích phát triển nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhằm tăng năng suất, sản lượng gắn với bảo vệ môi trường. Liên quan đến vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp cũng khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất tôm giống chất lượng cao theo hướng tăng trưởng nhanh, sạch bệnh để cung ứng cho người nuôi tôm trong tỉnh. Đồng thời sẽ chú trọng xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng công nghệ tiên tiến để nhân rộng cho các địa phương. Có rất nhiều việc cần phải kiện toàn trong nuôi tôm. Cùng với các giải pháp đồng bộ liên quan như chính sách hỗ trợ người nuôi, cách thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, việc xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm quanh con tôm cũng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Về lâu dài cần tính đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để gắn kết các nhà máy, cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu tôm nuôi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ người nuôi tôm ổn định thị trường tiêu thụ để người dân yên tâm sản xuất.

Báo Quảng Trị
Đăng ngày 12/07/2017
Thanh Trúc
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 06:23 25/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 06:23 25/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 06:23 25/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 06:23 25/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 06:23 25/01/2025
Some text some message..