Quảng Trị: “Phất lên” nhờ nuôi lươn không bùn

“Hồi mới bắt tay vào nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu vì làm như thế là khác với tập tính của lươn ngoài tự nhiên. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng tôi âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Không phụ lòng người, đàn lươn trong bể phát triển từng ngày thấy rõ, gia đình thu lãi 50 triệu đồng sau 6 tháng nuôi” – Ông Hồng cho hay.

nuôi lươn không bùn
Khách tham quan mô hình nuôi lươn không bùn của vợ chồng ông Hồng

Lươn là loài thuỷ đặc sản được thị trường ưa chuộng do phẩm chất thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không có ý thức bảo vệ, tái tạo nguồn lợi nên nguồn lươn từ tự nhiên bị suy giảm nhanh chóng và ngày càng khan hiếm.

Để đáp ứng nhu cầu về lươn thương phẩm ngày càng tăng, phong trào nuôi lươn phát triển rất mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước với các hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểu nuôi truyền thống trong bùn đất có để cây tạp hay trồng thực vật thuỷ sinh che mát cho lươn. Tuy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế do lươn chui rúc trong bùn nên rất khó theo dõi số lượng, tốc độ tăng trưởng, khả năng bắt mồi, dịch bệnh… của lươn nuôi để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời. Hiện nay nhiều hộ dân đã áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả cao và đặc biệt khắc phục được những nhược điểm của phương pháp nuôi truyền thống.

Mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình Lê Quang Hồng (Thôn Thượng Xá - xã Hải Thượng - huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị) là một trong những điển hình.

Theo chân anh Nguyễn Khắc Mạnh – Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình ông Hồng. Mặc dù được giới thiệu trước nhưng chúng tôi vẫn hết sức bất ngờ khi tận mắt chứng kiến hàng ngàn con lươn vàng óng, to bằng nửa cổ tay được nuôi trong bể nước được lót bạt không có bùn.

Anh Mạnh cho biết: “Qua theo dõi trên sách báo và internet, ông Hồng đã tình cờ tìm hiểu được mô hình nuôi lươn sạch, không bùn đang phát triển mạnh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận thấy hiệu quả của mô hình này, đầu năm 2013 tôi đã lặn lội vào tận nơi tham quan một số cơ sở nuôi và mua giống về nuôi thử. Có thể nói, ông Hồng là người đầu tiên ở tỉnh ta thực hiện mô hình nuôi lươn không cần bùn và đã rất thành công với mô hình này”.

“Nhìn thấy mô hình nuôi lươn không bùn của họ, tôi mê ngay. Khi về nhà, tôi đã bàn bạc trong gia đình và quyết định chọn nuôi lươn làm hướng phát triển kinh tế mới, bởi đây không chỉ là mô hình cho hiệu quả cao mà còn rất phù hợp để người dân Hải Thượng chuyển đổi cơ cấu kinh tế khi toàn dân đang cùng nhau dốc sức xây dựng nông thôn mới…”, ông Hồng nói.

Sau khi tham quan học tập kinh nghiệm ở các tỉnh phía Nam về, ông Hồng quyết định thả nuôi thử nghiệm gần 60kg lươn giống (khoảng 2.000 con) với giá khoảng 300.000 đồng/kg. Tận dụng những bể nuôi ếch sẵn có, ông chỉ cần lót thêm một lớp bạt cho đúng với yêu cầu kỹ thuật của bể nuôi lươn, vừa chống thấm nước vừa không để lươn bò ra ngoài. Ngoài ra, trong bể ông đặt thêm những tấm vỉ tre làm nơi trú ẩn cho lươn.

Theo ông Hồng: Bể nuôi lươn nên có diện tích từ 2 – 4m2 là phù hợp, dễ quản lý, dưới đáy bể có ống thoát nước, ở trên có gắn đường nước vào thuận lợi cho việc thay nước. Trong bể nên để những tấm vỉ tre đặt chồng lên nhau để làm nơi trú ẩn cho lươn. Mỗi bể thả nuôi 1.000 lươn giống. Mức nước trong bể nuôi chỉ nên để từ khoảng 30 – 40cm, định kỳ hàng ngày thay toàn bộ nước trong bể vào buổi sáng để nước trong bể nuôi luôn trong sạch. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của ông Hồng thì để lươn có màu vàng đẹp trong bể nên lót gạch men màu vàng, nếu lót bạt thì phải quay màu vàng vào phía trong bể vì nếu quay màu xanh vào trong thì lươn sẽ có màu đen, sẽ khó bán.

Qua quá trình nuôi lươn không bùn, ông Hồng nhận thấy, lươn hầu như không bị bệnh, mau lớn, suốt thời gian nuôi không phải tốn một đồng thuốc thú y nào, giảm được rất nhiều công lao động như công lấy bùn, cho ăn, thu hoạch. Đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi từ 4 - 6 tháng.

Ông Hồng chia sẻ: Hồi mới bắt tay vào nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu vì làm như thế là khác với tập tính của lươn ngoài tự nhiên. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng ông âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Không phụ lòng người, đàn lươn trong bể phát triển từng ngày thấy rõ. Sau 6 tháng nuôi lươn đạt trọng lượng bình quân từ 0,2 – 0,25 kg/con, tỷ lệ sống của lươn đạt trên 97%, sản lượng đạt gần 450 kg lươn. Với giá bán hiện nay từ 140 – 160 ngàn đồng/kg thì thu được trên 70 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ước tính thu được lợi nhuận gần 50 triệu đồng. “Chỉ cần một cuộc điện thoại là thương lái vào tận nhà thu mua, chỉ sợ không có lươn mà bán thôi chứ bao nhiêu thương lái cũng lấy hết”, ông Hồng kể.

Từ thành công của 2 bể nuôi lươn không bùn thử nghiệm ban đầu, ông Hồng cho biết trong thời gian tới ông sẽ thả nuôi khoảng 2 vạn con lươn giống, với 2 vụ/năm thì dự kiến sẽ mang lại cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Nhận xét về mô hình nuôi lươn không bùn của ông Lê Quang Hồng, anh Nguyễn Khắc Mạnh – Cán bộ Trung tâm KNKN cho biết, ông Hồng là người đầu tiên của xã tìm ra cách nuôi lươn mới, đem lại hiệu quả cao. Mô hình này của ông đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm, giúp người nuôi lươn địa phương học hỏi, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn. Ngoài ra, với mô hình nuôi lươn này, ông Hồng đã góp phần tạo cho môi trường trong sạch, không ô nhiễm; đặc biệt, góp phần vào thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chung tay xây dựng nông thôn mới. Anh Mạnh cho biết thêm, bên cạnh việc nuôi lươn không bùn hàng năm ông Hồng còn xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn ếch, gần 1 tấn cá lóc và nuôi 5 con hươu lấy nhung. Sau khi trừ chi phí mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình gần 120 triệu đồng.

Có thể nói nuôi lươn không bùn là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây là mô hình độc đáo cần được nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển…

Chia sẻ kinh nghiệm và tính hiệu quả của cách nuôi lươn không bùn, ông Hồng cho biết, để có những con lươn khỏe mạnh, khâu quan trọng nhất là chọn giống. Giống lươn ông mua từ Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), đây là giống lươn được cơ sở thu gom giống nhập từ Campuchia đưa về thuần hóa khoảng 10 – 20 ngày, sau đó mới xuất bán, vì vậy khi mua những lươn giống ở đây về nuôi hầu như không bị hao hụt. Cũng theo ông Hồng, giống lươn này nhanh to hơn, thịt béo ngọt và thơm hơn lươn đồng. Bên cạnh việc chọn giống, nước sạch cũng là một yêu cầu quan trọng vì nếu để nước bẩn, có mùi hôi, lươn sẽ bị mắc bệnh và chết. Trong quá trình chăm sóc, cũng cần phát hiện, phân loại lươn bệnh. Những con bị bệnh thường nằm riêng một mình hay trên mình xuất hiện những đốm đỏ nhỏ…

Ngoài ra, nuôi lươn cũng cần cho ăn đúng giờ, lươn thường có tập tính kiếm ăn vào buổi tối nên chỉ cần cho lươn ăn 1 lần vào buổi tối, thức ăn được đặt trên vỉ tre để tránh thất thoát. Thức ăn của lươn là cá tươi được xay nhỏ trộn với bột cám để tạo độ dẻo. Cứ 1,8 kg thức ăn thì cho ra 1 kg lươn thương phẩm. Đặc biệt, nếu cho lươn ăn ốc bươu vàng hoặc giun đất hay giun quế thì lươn rất nhanh to. Ông Hồng cũng lưu ý là chỉ nên trộn với bột cám để tạo độ dẻo, tuyệt đối không được dùng bột sắn hoặc bột mỳ vì sẽ làm lươn bị bệnh đường ruột.

Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn nhàn hơn. Nuôi lươn theo cách truyền thống từ khi thả con giống đến khi thu hoạch là 12 tháng. Nuôi không bùn thì chỉ mất 4 - 6 tháng là xuất bán, giúp người nuôi tiết kiệm tiền chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp cho nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần. - Ông Hồng cho biết.

Khuyến Nông VN, 13/12/2013
Đăng ngày 16/12/2013
Thục Quyên
Nuôi trồng

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:02 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:02 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:02 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:02 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:02 12/12/2024
Some text some message..