Quảng Trị: Sản xuất chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bên cạnh biện pháp sử dụng hóa chất chlorin nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh thì việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề trong nuôi trồng thủy sản như xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quảng Trị: Sản xuất chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Xử lý ao nuôi tôm ở Gio Linh

Từ năm 2006, tỉnh đã đưa ứng dụng công nghệ vi sinh vào nuôi trồng thủy sản nhưng mới chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất các loại giống thủy sản. Đến năm 2009, một số chế phẩm sinh học như: EM, Pondplus, PondDtox… được sử dụng để xử lý nước trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng cũng ở quy mô nhỏ. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý môi trường nước loại trừ các mầm bệnh bằng quá trình cạnh tranh đang được sử dụng là một giải pháp tích cực thay thế có hiệu quả việc dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh cho đối tượng thủy sản nuôi. Hiện phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để kiểm soát mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt có nhiều loại chế phẩm sinh học được sử dụng thường xuyên trong ao nuôi nhằm cải thiện môi trường nước, duy trì ổn định độ pH và độ kiềm, tăng sức đề kháng, tạo điều kiện cho thủy sản phát triển tốt, ít dịch bệnh.

Anh Hoàng Xuân Lộc, ở thôn Xuân Hòa, Trung Hải, Gio Linh nuôi 8 sào tôm. Những năm trước đây anh sử dụng nhiều hóa chất để xử lý ao nuôi tốn kém chi phí nhưng dịch bệnh trên tôm vẫn thỉnh thoảng xảy ra nên hiệu quả nuôi tôm của anh không cao. Sau khi được hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý ao nuôi, 2 vụ gần đây anh Lộc chỉ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao và môi trường nước trước khi đưa vào nuôi. Trong quá trình nuôi, anh Lộc dùng thường xuyên chế phẩm sinh học nên tôm nuôi phát triển tốt và cơ bản không có dịch bệnh xảy ra. Anh Lộc cho biết: “Gia đình tôi sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm mang lại hiệu quả tốt. Tôm nuôi nhanh lớn, ít dịch bệnh, an toàn và hiệu quả kinh tế cao hơn trước đây. Chi phí cho nuôi tôm cũng giảm xuống do khỏi phải mua thuốc, hóa chất. Gia đình tôi an tâm khi sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm”.

Hiện nay, với yêu cầu vượt qua “hàng rào kỹ thuật” nghiêm ngặt, đặc biệt là trong dư lượng thuốc kháng sinh của các nước nhập khẩu tôm từ Việt Nam, các ngành chức năng tăng cường giám sát nên người nuôi tôm cũng hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Vì vậy, sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là điều tất yếu và đã được triển khai có hiệu quả. Ở tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 3.000 ha nuôi trồng thủy sản, việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm, cá đã được người dân bắt đầu có ý thức sử dụng. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Quảng Trị cũng đã sản xuất thành công các chế phẩm sinh học phục vụ nhu cầu của nông dân để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng thủy sản.

Những năm qua, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh đã tiến hành thử nghiệm chế phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản Nitro- QTMIC ở các vùng trọng điểm nuôi tôm của tỉnh bước đầu nhận được sự phản hồi tích cực về hiệu quả sử dụng sản phẩm. Chế phẩm Nitro- QTMIC là tổ hợp các chủng vi sinh vật có chức năng phân giải mạnh chất hữu cơ, sinh chất kháng sinh, chất ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại. Chế phẩm Nitro- QTMIC có tác dụng cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, làm tăng khả năng sống cũng như sản lượng tôm nuôi. Quá trình hoạt động của chủng vi sinh vật có lợi giúp chuyển hóa các chất gây độc cho tôm, cá trong ao nuôi sang dạng không độc. Anh Lê Mậu Bình, Phó Trưởng phòng công nghệ sinh học và chuyển giao tiến bộ KH&CN, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị cho biết: “Đến nay, trung tâm đã làm chủ được công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ xử lý ao nuôi thủy sản đạt kết quả tốt, tạo ra môi trường sản xuất an toàn. Chế phẩm sinh học do trung tâm sản xuất NitroQTMIC đã đưa ra bán trên thị trường và được nông dân sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản. Chế phẩm này được công bố hợp chuẩn theo TCCS, đã đăng ký vào danh mục được phép lưu hành của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hiện nay, chế phẩm vi sinh Nitro- QTMIC được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản ở các xã Triệu An, huyện Triệu Phong; Trung Giang, Trung Hải, huyện Gio Linh; Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh”.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là bổ sung thêm các loại vi khuẩn có lợi được lựa chọn để loại trừ các vi khuẩn có hại nên thành phần các loại vi khuẩn trong ao nuôi có thể được thay đổi. Đây là một giải pháp hiện được ứng dụng rộng rãi trong việc kiểm soát mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản, hướng tới nuôi trồng thủy sản bền vững, thân thiện với môi trường, mang đến sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng. Năm 2018, Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học nhằm tiến tới chuyển giao, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

Báo Quảng Trị
Đăng ngày 07/09/2018
Võ Thái Hòa
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:26 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 11:26 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 11:26 15/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:26 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 11:26 15/01/2025
Some text some message..