Quảng Trị: Từ bỏ xung điện, về nuôi cá lồng

Nhiều năm trước, người dân ven sông ở xã Hải Tân (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) sống chủ yếu bằng nghề chài lưới nay đây mai đó theo từng con nước nên đời sống rất bấp bênh. Không những vậy, nhiều hộ gia đình ở đây dùng đến cả xung điện, một loại phương tiện đánh bắt mang tính tận diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên để đánh bắt cá. Nhưng giờ đây, về Hải Tân sẽ không còn cảnh người dân đeo máy xung điện hàng đêm lặn lội dọc các kênh rạch, khúc sông mưu sinh qua ngày. Hướng chăn nuôi cá lồng hiệu quả đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống người dân nơi đây.

cá lồng
Mô hình nuôi cá chình lồng giúp người dân Hải Tân thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Hải Tân có hai con sông Ô Lâu và Ô Giang chảy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng nhiều năm trước, những người dân vạn đò vẫn chưa có hướng ổn định cuộc sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Họ chỉ mưu sinh bấp bênh bằng việc đánh bắt tôm cá trên sông, nhiều người còn sử dụng đến xung điện để đánh cá. Đến năm 2004, một hướng đi mới đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống nơi đây, người dân không những ổn định cuộc sống mà còn ngày càng nâng cao thu nhập bằng nuôi trồng thủy sản. Từ khi thử nghiệm mô hình nuôi cá lồng trên sông đạt được hiệu quả, xã Hải Tân đã vận động và hỗ trợ người dân triển khai mô hình này với các lồng nuôi cá nước ngọt như cá chình, trắm, chép, rô phi…

Đến nay, xã Hải Tân có 57 hộ có mô hình nuôi cá lồng trên sông tập trung ở 3 thôn trong tổng số 4 thôn đó là các thôn Câu Nhi, Văn Trị, Hà Lỗ với 81 lồng nuôi. Mô hình nuôi cá chình lồng được phát triển nhiều và hiệu quả bởi đây là loài có giá trị kinh tế cao, có sức tiêu thụ lớn. Bình quân mỗi lồng cá chình nuôi được từ 200 đến 400 con, trong thời gian nuôi khoảng 1 năm thì xuất bán khi đạt trọng lượng từ 4- 5 kg. Với thời gian nuôi như vậy cho nên cá chình lồng được nuôi gối vụ để đảm bảo mỗi năm đều có số lượng cá xuất bán ra thị trường. Khi đầu ra và giá thị trường ổn định, 1kg cá chình có giá 400- 600 nghìn đồng, bình quân hộ nuôi được 1 lồng với khoảng 200- 400 con cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Như vậy, việc nuôi cá chình lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nhiều hộ gia đình ở xã Hải Tân thoát nghèo, vươn lên làm giàu mà việc dùng xung điện để đánh bắt tôm cá mưu sinh trước đây cũng đã chấm dứt để bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài việc nuôi cá chình lồng thì các mô hình nuôi cá trắm lồng, rô phi đơn tính được người dân nơi đây chú trọng. Đây là các loài cá đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ động được nguồn thức ăn tự nhiên, có thời gian nuôi ngắn hơn so với cá chình nên đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên trong năm.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Giang của hộ gia đình anh Phạm Văn Thiện (ở thôn Văn Trị, xã Hải Tân) để hiểu hơn về sự hiệu quả của hướng làm kinh tế này mang lại. Từ năm 2006, anh Thiện bắt đầu triển khai mô hình nuôi cá chình lồng, đến nay anh có 3 lồng cá chình và 1 lồng nuôi cá trắm cỏ, với mỗi lồng có thể tích 12 mét khối nuôi được 500 con cá chình. Anh Thiện cho biết, việc nuôi cá lồng không quá khó khăn như dự tính ban đầu của anh bởi điều kiện tự nhiên ở địa phương thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, đa phần lấy trong tự nhiên như các loài cá vụn, tôm tép…Mỗi ngày chỉ cần cho cá ăn một lần, công chăm sóc rất ít, thời gian còn lại có thể làm được nhiều việc khác. Chỉ trong vòng 5 năm từ khi bắt tay vào nuôi cá lồng, cuộc sống gia đình anh khấm khá lên từng ngày, 3 đứa con của anh Thiện có điều kiện học hành tới nơi tới chốn. Nhớ lại trước đây, gia đình anh thuộc diện nghèo nhất xã, cuộc sống bấp bênh cơm không đủ ăn, phải lặn lội mưu sinh theo dòng nước. Đến khi mô hình nuôi cá lồng được triển khai ở Hải Tân thì cuộc sống người dân được cải thiện thấy rõ.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà hai tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi, ông Phan Văn Vách (thôn Hà Lỗ) cho biết: “Gia đình tôi được như thế này cũng là nhờ con cá chình, con cá trắm nuôi lồng. Không còn cái thời xách máy xung điện thâu đêm đi đánh cá bấp bênh mà còn bị cấm, bị phạt vì tận diệt môi trường. Mấy năm nay cá chình được giá, được mùa nên đời sống vật chất của gia đình được nâng cao”. Ông Vách có 3 lồng cá chình, 7 lồng cá trắm thả trên dòng Ô Lâu. Lúc mới bắt đầu, ông đóng một chiếc lồng bằng các thanh nhôm, đục lỗ nhỏ, rồi bỏ cá chình con vào để nuôi, dần dần ông vay mượn một số vốn đầu tư lồng nhôm trị giá gần 18 triệu đồng mỗi cái, dựa vào đặc tính của cá chình để đặt vị trí phù hợp cho cá nhanh phát triển, hiệu quả cao. Ông Vách nuôi cá chình theo phương thức gối vụ bởi thời gian nuôi rất lâu từ 1,5 đến 2 năm mới cho thu hoạch. Với cách nuôi gối vụ thì năm nào ông cũng có một lượng cá chình để xuất bán, thu nhập đều đặn hơn. Ngoài ra, các lồng cá trắm có thì cho thu nhập quanh năm tạo thêm thu nhập thường xuyên để trang trải chi phí chăn nuôi và ổn định cuộc sống. Khi cá chình đạt trọng lượng 4-5 kg thì được xuất bán với giá rất cao từ 500- 600 nghìn đồng/kg, tính ra mỗi năm gia đình ông Vách thu về hơn trăm triệu đồng.

Khi hỏi về khó khăn trong việc nuôi cá lồng thì tất cả người nuôi đều có câu trả lời giống nhau đó là nguồn giống. Nhưng đó chỉ là giai đoạn ban đầu, đến nay nguồn giống đã được chủ động, có nguồn gốc rõ ràng. Trước đây, khi mới triển khai nuôi, muốn có cá giống, người nuôi phải lặn lội đi khắp nơi để tìm giống cá chình sống ở nơi hang nước đá lạnh, ở các khe suối. Khi mua được giống đem về, chưa chắc loài này đã kịp thích nghi với điều kiện nuôi ở đất bùn, cát, nếu mua giống không rõ nguồn gốc thì sẽ khó phù hợp và cá chết sau khoảng 1 tháng thả nuôi. Nhưng đến nay vấn đề này đã được cải thiện, người dân không lo về nguồn giống khi các công ty ở nhiều nơi tìm về đây kí hợp đồng cung cấp giống cho người dân.

Đứng trước thềm ngôi nhà mới xây nhìn ra khúc sông nơi có 5- 7 lồng nhôm nuôi cá chình nổi lập lờ, ông Phan Xích (thôn Câu Nhi) nhớ lại những tháng ngày bắt tay vào nuôi cá chình lồng. Người dân nơi đây vẫn hay có câu cửa miệng rằng nuôi cá chình như gửi tiền đáy sông. Câu này như vừa thể hiện khát vọng làm giàu từ con nước nhưng cũng thấy được sự khó khăn, mong manh thuở mới bắt đầu khởi nghề. Bao nhiêu vốn liếng đều đổ dồn vào con cá chình lồng, sống được, khấm khá cũng nhờ con cá, là hướng làm giàu rất bền vững cho người dân nơi đây.

Ông Bùi Xuân Giang, Chủ tịch UBND xã Hải Tân khẳng định: “Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá chình lồng rất cao. Xã Hải Tân đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, đây là hướng đi tích cực, hiệu quả cao trong công cuộc thoát nghèo, vươn lên làm giàu của từng hộ gia đình nơi đây. Cũng nhờ việc nuôi cá chình, người dân địa phương đã bỏ luôn nghề xung điện tận diệt, nên môi trường được đảm bảo, an ninh trật tự được giữ vững, cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao”. 

BÁO QUẢNG TRỊ ĐIỆN TỬ, 17/08/2016
Đăng ngày 18/08/2016
Bài, ảnh: THANH HIẾU
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:50 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:50 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:50 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:50 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:50 25/12/2024
Some text some message..