"Cuộc chiến" lục bình trên dòng Vàm Cỏ Sắp có giải pháp?

Từ ngót chục năm nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đưa ra những giải pháp và tiến hành xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông.

giải pháp xử lý lục bình
Rất nhiều giải pháp xử lý lục bình được đưa ra, nhưng đều thất bại

Các cơ quan, ban ngành chức năng tỉnh Tây Ninh cũng đã tốn không ít thời gian và hàng chục tỷ đồng cho việc này. Nhưng chưa có giải pháp nào khả thi.

THẤT BẠI LIÊN TIẾP

Từ năm 2006, tỉnh Tây Ninh đã có những giải pháp xử lý lục bình trên sông. Ban đầu là dùng sức người vớt lục bình. Theo đó, bộ đội khỏe mạnh của Sư đoàn 5 đóng tại Tây Ninh được huy động xuống sông vớt lục bình. Mặc dù, hàng trăm tấn lục bình được vớt lên bờ mỗi ngày, nhưng chẳng thấm tháp gì so với tốc độ phát triển chóng mặt của loại cây này. Cứ sau một đêm, mặt sông lại dày đặc lục bình như chưa có ai đụng đến.

Sau đó, Công ty CP Phân bón Bình Điền đóng tại Tây Ninh tham gia vớt lục bình bằng xuồng, về làm phân bón vi sinh với mong muốn “một công đôi việc”. Nhưng, lục bình vớt chẳng đáng là bao, trong khi giá thành sản xuất phân vi sinh bằng cách này quá cao. Giải pháp nhanh chóng phá sản.

Năm 2010, tỉnh Tây Ninh được Bộ KH-CN chuyển giao công nghệ cho chiếc máy cắt, ép rong, cỏ, lục bình trị giá 1 tỷ đồng. Tại các vùng kênh rạch khác, chiếc máy khá hiệu quả. Nhưng khi về đến sông Vàm Cỏ Đông, máy không thể “kham” nổi khối lượng công việc quá lớn này: chi phí dầu, di chuyển khá lớn, máy thường xuyên trục trặc… Cuối cùng, đành phải trùm mền.

Có thể nói, trong số các giải pháp xử lý lục bình, cách vớt lục bình của ông Đặng Văn Đảnh, 66 tuổi, một lão nông ở xã Thành Long, huyện Châu Thành, Tây Ninh là tương đối hiệu quả bằng cách dùng cáp chặn, “đuổi” lục bình đi chứ không vớt.

chiếc xuồng
Lão nông Đặng Văn Đảnh và chiếc xuồng với sợi dây chặn lục bình, một giải pháp xử lý lục bình dù khá hay nhưng cũng chưa khả thi

Giải pháp được mang ra thử nghiệm trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng và hàng trăm người dân. Kết quả, trong một ngày, lão nông Tư Đảnh cùng 10 thanh niên đã "giải phóng" được mấy chục km dòng sông.

Theo tính toán của ông Tư Đảnh thì trong khoảng thời gian khoảng 2 tháng, ông sẽ giải quyết xong lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông và kinh phí cho giải pháp này chỉ hơn 140 triệu đồng. Tuy nhiên, giải pháp của ông Đảnh mới chỉ nằm trên giấy mà chưa rõ lý do.

Năm 2012, sau nhiều giải pháp không khả thi, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức đấu thầu dự án xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ với kinh phí 6 tỷ đồng trong thời gian 5 năm. Kết quả, công ty Thanh Sơn đã trúng thầu với giá bỏ thầu gần 5 tỷ. Với điều kiện trong 90 ngày, phải đảm bảo thông thoáng suốt tuyến sông Vàm Cỏ Đông chiều rộng trung bình 70m nhằm đảm bảo luồng tàu chạy.

Nhưng do lượng lục bình quá lớn mà năng lực của nhà thầu còn hạn chế nên đơn vị này đã bị tỉnh Tây Ninh xử phạt hơn 330 triệu đồng và cắt hợp đồng.

VÀ GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG

Đó là khẳng định của ông Huỳnh Viết Thanh, TGĐ Công ty Hoài Nam – Hoài Bắc, một doanh nghiệp tầm cỡ trong lĩnh vực xử lý môi trường ở TP.HCM khi nói đến giải pháp xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông.

Trong buổi hội thảo đầu năm 2014 vừa qua tại Sở TN-MT tỉnh Tây Ninh, ông Thanh cho biết, trước khi lập dự án xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ, ông và các kỹ sư trong công ty đã khảo sát sơ bộ thực tế, tìm hiểu khá kỹ các giải pháp thất bại trước đây. Ông cũng đã gặp lão nông Tư Đảnh, người có giải pháp thu gom lục bình tương đối hiệu quả.

xử lý lục bình
Ông Huỳnh Viết Thanh, TGĐ công ty Hoài Nam – Hoài Bắc, đang trình bày giải pháp xử lý lục bình mới trong hội thảo sáng 6/6 vừa qua

Rút kinh nghiệm từ những người đi trước, kết hợp công nghệ, giải pháp xử lý môi trường của công ty, ông Thanh đưa ra giải pháp xử lý lục bình theo phương pháp sinh học (ủ kỵ khí) kết hợp với chế phẩm vi sinh tốc độ cao theo cơ chế phát triển sạch CDM.

Theo đó, để thực hiện giải pháp này, cần có 5ha đất ven sông Vàm Cỏ Đông để xây dựng hệ thống gồm hồ chứa lục bình, băng chuyền, 2 hầm biogas (mỗi hầm dài 150m, rộng 100m và sâu 5m).
Hệ thống gồm một cọc bê tông đóng cố định giữa sông, một sợi cáp, phao, nối từ cọc này vào bờ, chặn lục bình trên một nửa dòng sông (nửa còn lại để lưu thông), “bắt” chúng đi vào khu hàm ếch trong bờ theo con nước lên xuống.

Tại khu hàm ếch, lục bình được tời lên băng chuyền bằng cáp vào hồ nước dài 40m, rộng 5m. Công đoạn tiếp theo là băm nhỏ lục bình đẩy vào hầm biogas kết hợp với chất thải từ trại chăn nuôi heo bên cạnh để tạo ra nguồn năng lượng điện phục vụ chính hệ thống này. Cách này ông Thanh gọi là “lấy mỡ nó rán nó”.

Giải pháp xử lý lục bình của ông Thanh được thiết kế dựa trên những kết quả khảo sát thực tế về điều kiện tự nhiên và khí tượng, thủy văn khu vực, khối lượng, thành phần, tính chất của cây lục bình, khả năng đáp ứng thiết bị cho hệ thống xử lý, chi phí quản lý và vận hành. “Bình quân một ngày hệ thống có thể xử lý khoảng 100 tấn lục bình. Đây sẽ là giải pháp cuối cùng”, ông Thanh khẳng định.

Theo ông Thanh thì “Ưu điểm của phương pháp này là không dùng hệ thống máy móc chạy trên sông để vớt thủ công mà lợi dụng dòng nước lên xuống để thu gom tại chỗ, xử lý tại chỗ và tạo ra nguồn năng lượng phục vụ toàn hệ thống, nên không tốn chi phí xăng dầu.

Sau khi hệ thống hoạt động ổn định, còn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao từ việc thu hồi khí biogas và bán chứng chỉ giảm phát thải cers. Xử lý triệt để ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tái sử dụng nguồn năng lượng sinh khối, chủ động nguồn chất đốt, điện tại chỗ. Sản xuất phân bón vi sinh rất tốt từ nguồn mùn thải trong hầm biogas.

Dự án sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề về cảnh quan, môi trường, giao thông, từng làm đau đầu các ngành chức năng và hàng ngàn nông dân. Không chỉ thế, giải pháp này còn mang lại nguồn năng lượng từ khí biogas, nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp”.

Trả lời câu hỏi: “Nguồn lợi giải pháp mang lại cụ thể là gì?” của đại diện các cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh, ông Thanh cho biết: “Một kg thân lá lục bình với công nghệ ủ kỵ khí, một ngày sinh ra 14,3 lít khí gas. Với công suất hầm biogas 20.000 tấn, một ngày sẽ sản sinh ra hơn 22.000 m3, tương đương 22 tấn khí CO2 – CER (một tấn CO2 trên thị trường quốc tế được bán 14 USD), đủ cho máy phát điện công suất 2 megawatt hoạt động.

Nhưng cần phải có một trang trại heo ở bên cạnh để duy trì hầm biogas này. Trại heo này vào mùa mưa, lục bình ít, phải có 15.000 con, mùa khô thì ít hơn. Như vậy, nguồn lợi từ bán điện do hệ thống tạo ra hàng năm không hề nhỏ”.

Trong khi các giải pháp trước kia đều tiêu tốn tiền tỷ thì ông Thanh không yêu cầu tỉnh cấp kinh phí mà chỉ thu tiền xử lý chất thải theo qui định.

Báo Nông Nghiệp VN, 11/06/2014
Đăng ngày 12/06/2014
Phúc Lập
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:05 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:05 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:05 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:05 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:05 22/12/2024
Some text some message..