Quy định nhập khẩu tôm vào Mỹ làm khó doanh nghiệp

Chương trình giám sát nhập khẩu hải sản vào Mỹ (SIMP) đặt ra hàng loạt quy định từ giấy phép, tàu thuyền cho tới tư cách thường trú nhân ở Mỹ,... khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm lúng túng.

Quy định nhập khẩu tôm vào Mỹ làm khó doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong nước cho rằng SIMP đặt ra nhiều quy định phức tạp. Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, nhập khẩu tôm và bào ngư vào Mỹ chính thức được đưa vào SIMP theo quy định cuối cùng được Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố ngày 24.4.2018. Theo đó, từ sau ngày 31.12.2018 các nhà nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của SIMP.

Quy định với tôm, bào ngư

Chương trình gồm 3 yêu cầu chính: cấp phép, báo cáo dữ liệu và lưu giữ hồ sơ với việc nhập khẩu một số loài hải sản và sản phẩm hải sản ưu tiên được xác định là có nhiều khả năng bị đánh bắt bất hợp pháp và/hoặc gian lận hải sản.

Giấy phép thương mại hải sản quốc tế được áp dụng cho các cá nhân, thực thể phải có cư trú tại Mỹ. Giấy phép có hiệu lực trong 1 năm và chi phí là 30 USD, được gia hạn hàng năm.


Lộ trình áp dụng SIMP.

Theo bà Celeste Leroux, chuyên gia của NOAA, điểm then chốt của chương trình là SIMP chỉ áp dụng cho các lô hàng hải sản vào Mỹ từ nước ngoài. “Nhà nhập khẩu trong hồ sơ là thường trú nhân ở Mỹ và có giấy phép thương mại thủy sản quốc tế hiện hành”, bà Celeste nhấn mạnh.

Hai loại thông tin truy xuất nguồn gốc phải có là: thông tin về thu hoạch và cập bờ phải được báo cáo bằng điện tử tại thời điểm nhập khẩu thông qua Hệ thống dữ liệu thương mại quốc tế (ITDS).

Hồ sơ chuỗi hành trình sử dụng tài liệu truy xuất từ thu hoạch đến nhập cảng phải được nhà nhập khẩu lưu giữ trong 2 năm và có thể được yêu cầu xuất trình khi kiểm tra.

Theo bà Celeste, chương trình SIMP được NOAA xây dựng nhằm đảm bảo các sản phẩm được bắt phi pháp, không khai báo và không theo quy đinh IUU hoặc hải sản gian lận sẽ không thâm nhập được vào thị trường hải sản 96 tỷ USD của Mỹ.

Thủ tục phức tạp

Theo quy định, giai đoạn 2 của SIMP được áp dụng cho 2 đối tượng là tôm và bào ngư, được áp dụng chính thức từ ngày 31.12.2018. Tại thị trường Việt Nam, tôm là đối tượng chính được quan tâm. Và các doanh nghiệp cảm thấy lúng túng vì nhiều thủ tục phức tạp, nhiều khái niệm chưa rõ ràng mà thời gian chuẩn bị quá gấp.

Ông Võ Văn Phục, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất sạch Việt Nam cho rằng những thủ tục rườm rà của SIMP gây ảnh hưởng nhất định đối với các nhà xuất khẩu.


Chương trình SIMP được NOAA xây dựng nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm phi pháp sẽ không thâm nhập được vào thị trường Mỹ.

Cụ thể như các quy định và tàu thuyền, thời giờ xuất nhập, trong đó khó khăn lớn nhất là quy định về thường trú nhân. Lâu nay, công ty làm việc qua đơn vị tư vấn đại diện tại Mỹ chứ chưa hề có đại diện pháp nhân ở Mỹ.

Theo ông Phục, vướng mắc này có thể bắt gặp ở nhiều doanh nghiệp khác. Những quy định phức tạp này buộc phải có 1 đội ngũ để chuẩn bị hồ sơ, làm tốn thêm chi phí nhân công. “Thời hạn chỉ còn vài tháng, quá gấp gáp để chuẩn bị, hàng hóa xuất đi dễ bị ách tắc, sẽ làm ảnh hưởng nhiều khâu, nhiều bộ phận ”, ông Phục nói.

Theo bà Võ Thị Kim Chi, Phó Giám đốc Công ty Seagift, hầu hết các các đơn vị nuôi trồng, sản xuất ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Các quy định về đánh bắt nuôi trồng như tàu phải có chiều dài từ 12 mét trở xuống, có tải trọng 20 tấn trở xuống hoặc lô hàng thủy sản nuôi trồng nhỏ phải dưới 1.000kg cần được giải thích kỹ hơn.

Trong nước, có những vùng, địa phương được quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Nhiều nông dân, nông trại sản xuất chỉ cần đáp ứng yêu cầu chứ không cần phải có giấy phép như quy định của NOAA.

Bà Celeste cho rằng, những trường hợp sản xuất nhỏ lẻ như thế  ở Việt Nam là lần đầu tiên bà bắt gặp nên sẽ làm việc lại cụ thể với NOAA. Ít nhất, doanh nghiệp phải có bằng chứng, chứng minh được rằng nông dân đó đã được cấp phép theo quy hoạch.

Theo Vũ Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong nước hiện đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện các chương trình truy xuất, đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Các doanh nghiệp có kinh nghiệm hoàn toàn có thể đáp ứng các quy định mới của Mỹ.

“Các quy định NOAA đặt ra hầu như không thay đổi nhưng chưa có quy tắc hướng dẫn cụ thể. Sắp tới, VASEP sẽ phối hợp với Tổng cục Thủy sản và Bộ NNPTNT hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Hòe cho biết.

Ngày 1.1.2018 là thời hạn bắt buộc đối với hầu hết các loài ưu tiên có trong quy định. Mười ba loài đã được xác định là đặc biệt có nguy cơ bị đánh bắt IUU và/hoặc gian lận hải sản.

Các loài này đã được bảo hộ trong giai đoạn đầu tiên của SIPM và trong tương lai chương trình sẽ mở rộng để bảo hộ tất cả các loài hải sản: bào ngư, cá tuyết Đại Tây Dương, cua xanh (Đại Tây Dương), cá nục heo cờ (Mahi Mahi), cá mú, cua hoàng đế (đỏ), cá tuyết Thái Bình Dương, cá hồng, hải sâm, cá mập, tôm, cá kiếm, cá ngừ (cá ngừ vây dài, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây xanh).

Riêng tôm và bào ngư sẽ được triển khai tuân thủ vào giai đoạn sau, khi các yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ tương đương đã được xây dựng cho hoạt động sản xuất tôm và bào ngư nuôi trồng trong nội địa Mỹ

Báo Dân Việt
Đăng ngày 02/08/2018
Nguyên Vỹ
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 06:16 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 06:16 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:16 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 06:16 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 06:16 10/11/2024
Some text some message..