Quy hoạch không gian tổng hợp vùng biển ven bờ: Góp phần quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý

Trong khuôn khổ của Dự án (DA) “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” (CRSD) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, năm 2013 tỉnh ta tiến hành quy hoạch không gian tổng hợp vùng biển ven bờ. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Giám đốc Ban quản lý (BQL) DA CRSD tỉnh, về vấn đề này.

Nuôi cá lồng
Ngư dân phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) sử dụng mặt nước ven biển để nuôi cá bằng lồng bè.

* Xin ông cho biết mục tiêu và phạm vi xây dựng quy hoạch không gian tổng hợp vùng biển ven bờ?

- Quy hoạch không gian tổng hợp (Integrated spatial planning - ISP) vùng biển ven bờ là một khung quy trình quy định quản lý, sử dụng, phân vùng tổng hợp dựa vào hệ sinh thái, các nguyên tắc, kế hoạch, thời gian để quản lý một vùng biển ven bờ đã xác định nhằm đạt được cả mục đích bảo tồn và khai thác đa ngành. Đây là một phương thức triển khai nhằm xây dựng và thiết lập cơ chế pháp lý về khai thác không gian vùng biển ven bờ và các tác động giữa các mục đích sử dụng, để từ đó cân bằng các nhu cầu phát triển và bảo vệ các hệ sinh thái biển, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội theo hướng phát triển bền vững.

ISP được giới hạn bởi mực nước thủy triều thấp nhất và tuyến bờ hoặc không quá 6 hải lý tính từ mực nước thủy triều thấp nhất của đảo. Năm 2013, trong khuôn khổ Dự án CRSD, BQL dự án đã triển khai hoạt động ISP. Mục tiêu là nâng cao năng lực cho cán bộ cấp tỉnh, huyện về quy hoạch và hỗ trợ xây dựng ISP cho huyện và tỉnh, góp phần áp dụng cách tiếp cận ISP vào xây dựng các kế hoạch phát triển ngành thủy sản nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch đa ngành ở vùng nước ven bờ của tỉnh.

* Vì sao tỉnh ta lại phải xây dựng quy hoạch không gian tổng hợp vùng biển ven bờ, thưa ông?

- Tỉnh ta có bờ biển dài 134 km và nhiều đầm phá với nguồn lợi thủy sản (NLTS) phong phú, tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. Hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh phát triển khá mạnh, nhất là khai thác thủy sản ở vùng biển xa. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển NLTS cũng được tăng cường bằng nhiều biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận, kinh tế biển ở tỉnh ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nguyên nhân là do nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các ngành, chính quyền và người dân các địa phương ven biển còn chưa đầy đủ. Cơ sở hạ tầng các vùng ven biển ở tỉnh ta còn yếu kém, lạc hậu, manh mún. Hệ  thống các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển còn hạn chế. Trong khi đó, hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lợi từ biển chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch biển, đảo, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành ở vùng ven biển.

Mặt khác, việc quản lý không gian vùng biển ven bờ ở tỉnh ta còn theo cách truyền thống, nghĩa là mỗi ngành một quy hoạch và các ngành chỉ chú ý đến lợi ích của ngành mình mà chưa quan tâm đến ngành khác, vì thế đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích, làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên, môi trường ven biển. Chính vì vậy cần phải xây dựng quy hoạch không gian tổng hợp vùng biển ven bờ nhằm tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường không gian ven biển phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế biển.

* Đến nay, việc xây dựng ISP ở tỉnh ta đã được thực hiện đến đâu, thưa ông?

- Nhằm thực hiện việc xây dựng ISP đạt hiệu quả, từ năm 2012 đến nay, tỉnh ta đã thành lập 1 tổ công tác liên ngành ISP cấp tỉnh và 5 tổ công tác ISP cấp huyện (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn). BQL DA đã phổ biến và đào tạo các kỹ năng về đánh giá môi trường, quy hoạch và giám sát ISP cho cán bộ tỉnh và các huyện, thành phố, các xã, phường ven biển tham gia DA.

BQL DA chọn Hoài Nhơn làm thí điểm, xây dựng ISP huyện Hoài Nhơn, bao gồm 6 xã ven biển: Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Mỹ.

Các thành viên tổ ISP cấp tỉnh, các chuyên gia, tư vấn của BQL DA hỗ trợ tổ ISP huyện Hoài Nhơn xây dựng đề cương chi tiết thực hiện hoạt động ISP ở huyện. Tổ chức hội thảo phổ biến cho cộng đồng dân cư hiểu rõ về ISP. Khảo sát thực địa, thu thập thông tin hiện trạng liên quan đến nuôi trồng và khai thác thủy sản, nguồn lợi và đa dạng sinh học, môi trường... của 6 xã ven biển ở huyện Hoài Nhơn. Thu thập thông tin và xây dựng bản đồ về các hoạt động của con người; xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá về môi trường, xã hội của huyện và đa dạng sinh học các nguồn lợi biển tại khu vực nghiên cứu…

Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo báo cáo ISP, đồng thời tổ chức hội thảo thu thập các ý kiến đóng góp của các sở, ngành, chính quyền các địa phương tham gia DA. Hoàn thiện báo cáo ISP trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến tới thực hiện các hợp phần tạo sinh kế cho người dân ven biển phát triển hài hòa giữa đời sống và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển.

* Xin cảm ơn ông!

DA CRSD được thực hiện từ năm 2012-2017 tại 8 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng và Cà Mau. Tổng kinh phí thực hiện DA là 117,89 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của WB là 100 triệu USD (chiếm 84,8%), vốn đối ứng trong nước 17,89 triệu USD (chiếm 15,2%). DA gồm 4 hợp phần: A - Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững; B - Thực hành tốt nuôi trồng thủy sản bền vững; C - Quản lý bền vững nghề cá ven bờ; D - Quản lý, giám sát và đánh giá DA.

Mục tiêu của DA nhằm cải thiện quản lý bền vững nghề cá ven biển tại các tỉnh thực hiện DA; góp phần nâng cao khả năng chống chịu của các vùng ven biển trước biến đổi khí hậu, nâng cao tính bền vững trong các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng ven biển, thúc đẩy tính cạnh tranh của nền kinh tế dựa vào nguồn lợi tại các khu vực ven biển.

Báo Bình Định
Đăng ngày 25/09/2013
PHẠM TIẾN SỸ (Thực hiện)
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:48 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:48 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:48 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:48 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 23:48 24/11/2024
Some text some message..