Quy hoạch vùng nuôi tôm hùm cần giải pháp cụ thể

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tôm hùm là hải sản quan trọng để nâng kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng cho rằng cách nuôi hiện nay chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, nếu không thay đổi thì không thể phát triển bền vững.

Quy hoạch vùng nuôi tôm hùm cần giải pháp cụ thể
Cần có biện pháp hỗ trợ phục hồi vùng nuôi tôm hùm và giải pháp quy hoạch vùng nuôi động bộ.

Sáng 29-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Phú Yên. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là bàn giải pháp để vực dậy nghề nuôi tôm hùm sau bão.

Thiệt hại còn do kỹ thuật nuôi

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhìn nhận trong cơn bão số 12 vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh này thiệt hại lên đến 2.463 tỉ đồng, trong đó, người nuôi tôm hùm tổn thất rất lớn. Hơn 89.400 m3 lồng tôm với gần 1,2 triệu con tôm hùm bị mất trắng, thiệt hại gần 380 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho rằng đó là chưa kể số thiệt hại từ nhiều người dân Phú Yên nuôi tôm hùm tại Đầm Môn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. "Số thiệt hại ở Đầm Môn rất lớn nhưng Khánh Hòa và Phú Yên vẫn chưa tính được" - ông Phương nói.

Theo ông Phương, mỗi khi bị dịch bệnh hay thiên tai, người nuôi tôm hùm chỉ biết trông chờ vào vụ sau để gỡ vốn vì con tôm hùm có giá trị kinh tế cao, khi thiệt hại là rất lớn, không thể trông chờ vào vật nuôi khác. Vì vậy, cần giúp người nuôi tôm hùm tái sản xuất.

tôm hùm, thiệt hại thủy sản do bão, thiệt hại tôm hùm do bão, nuôi tôm hùm, giá tôm hùm, vùng nuôi tôm hùm, kỹ thuật nuôi
Người dân nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị thiệt hại nặng sau bão số 12

TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, cho biết theo khảo sát của ông, việc tôm hùm tổn thất vừa rồi một phần do thiên tai nhưng phần quan trọng khác là kỹ thuật nuôi. Do nuôi quá dày, các lồng nuôi sát nhau, trong khi vật liệu làm lồng không bảo đảm nên khi va chạm gây rách lồng làm tôm chết hoặc thoát ra ngoài. "Để phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững, cần quy hoạch lại, không để người nuôi tự ý nuôi, nuôi sao cũng được. Sắp tới, viện sẽ hỗ trợ tỉnh Phú Yên thiết kế, lắp đặt lồng nuôi cho phù hợp cũng như quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh ở những vùng nuôi tập trung" - TS Ninh đề xuất.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, sau bão, yếu tố môi trường sẽ thay đổi lớn nên dịch bệnh với tôm rất dễ phát sinh. Cần xử lý môi trường nuôi trước khi người dân thả giống tôm hùm để nuôi mới.

Cần thay đổi toàn bộ

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN-PTNT), đề nghị việc cần làm sau bão số 12 là phải quy hoạch lại và thay đổi cách nuôi tôm hùm. Trước hết, ngoài thay đổi vật liệu làm lồng cũng cần thay đổi thức ăn cho tôm. "Nên thay đổi vật liệu làm lồng nuôi bằng chất dẻo, có độ đàn hồi lớn để thích ứng với biến đổi khí hậu và cần thay đổi dần thức ăn cho tôm từ tươi sống sang thức ăn công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường" - ông Cẩn nêu ý kiến.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản hiện nay, cá tra và tôm là 2 đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, tôm hùm được chọn là 1 trong 4 loài tôm được ưu tiên phát triển để đẩy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ hơn 3 tỉ USD hiện nay lên 10 tỉ USD vào năm 2025. Nuôi tôm hùm là nghề đang phát triển mạnh nên nhiều nước muốn sang Việt Nam học hỏi. Trong đó, Phú Yên và Khánh Hòa là 2 tỉnh có nghề nuôi tôm hùm phát triển bậc nhất. Tuy nhiên, qua cơn bão vừa rồi, cũng như tình hình dịch bệnh tôm vừa qua cho thấy cần thay đổi toàn diện nghề nuôi tôm hùm mới mong phát triển bền vững, tránh tổn thất nặng nề.

Theo ông Tám, 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cần đưa ra nghị quyết phát triển nghề nuôi tôm hùm. Từ đó, mới có ưu tiên quy hoạch phát triển bền vững nghề này. Bộ NN-PTNT đã có quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm hùm nhưng người dân ở các địa phương vẫn nuôi nhiều ở ngoài vùng quy hoạch. Tại tỉnh Phú Yên, nhiều người nuôi tôm hùm ở cả những vùng rất nguy hiểm. Luật Thủy sản vừa được Quốc hội thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc để phát triển nghề nuôi tôm hùm. Các tỉnh cần quy hoạch và giao mặt nước cho người nuôi tôm hùm. "Khi đã giao và cho thuê mặt nước để nuôi tôm hùm thì phải hướng dẫn về mặt kỹ thuật và phải có chế tài. Cần thiết phải có khoảng trống trên mặt nước để làm vệ sinh. Chỉ nên cho nuôi một nửa diện tích mặt nước được giao. Nếu nuôi hết thì không an toàn, dễ xảy ra dịch bệnh. Bộ sẽ cử đoàn công tác để giúp các tỉnh trong công tác quy hoạch" - ông Tám cho biết thêm.

Bộ NN-PTNT đã có tờ trình gửi Chính phủ kiến nghị cụ thể các mức hỗ trợ cho người nuôi tôm hùm nhằm tái sản xuất. 

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 30/11/2017
Hồng Ánh
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:42 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:42 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:42 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:42 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:42 25/04/2024