Ra mắt sàn thương mại điện tử cho ngành thủy sản

Sàn thương mại điện tử Tepbac eShop giúp gỡ rối bài toán nguồn nguyên liệu đầu vào cho người nuôi thủy sản, nhất là trong giãn cách xã hội.

nuôi cá tra
Người nuôi thủy sản khó khăn tìm mua thức ăn, thuốc men, con giống trong thời kỳ giãn cách xã hội. Ảnh: Vĩnh Phú.

Dự kiến ra mắt và đưa vào sử dụng từ ngày 22/9, sàn thương mại điện tử Tepbac eShop cung cấp các sản phẩm cho người nuôi thủy sản, bao gồm con giống, thuốc, thức ăn, vi sinh, máy móc, thiết bị nuôi trồng. Sàn có hơn hàng nghìn sản phẩm chính hãng đến từ các thương hiệu như Khoa học xanh, AmBio, Mebipha...

Ông Trần Duy Phong - CEO Tép Bạc cho biết, công ty đầu tư mạnh cho sàn thương mại điện tử nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt vật tư, nguyên liệu đầu vào cho người nuôi thủy sản.

Khó tìm mua nguyên liệu trong giãn cách

Tác động của Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, mà còn làm gián đoạn sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo đó, ngành sản xuất thủy sản cũng chịu tác động mạnh mẽ, nhà nông đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho vụ thu đông sắp tới.

Theo Tổng cục thủy sản, người nuôi trồng thủy sản thời gian qua phải giảm thả giống do thiếu giống, thiếu hụt thức ăn, thuốc, vi sinh, hóa chất xử lý và cả nhân lực lao động. Việc siết chặt giãn cách theo Chỉ thị 16 tại nhiều địa phương còn khiến lưu thông hàng hóa liên tỉnh phục vụ sản xuất trong ngành thủy sản gặp khó khăn.

"Các hộ nuôi tôm trên cả nước đang rục rịch chuẩn bị để vào vụ thu đông, mang theo niềm hy vọng bù lỗ sau 4 tháng ròng rã chờ dịch qua", đại diện công ty Tép Bạc chia sẻ.


Tepbac eShop sẽ ra mắt và được sử dụng từ ngày 22/9. Người mua truy cập website: https://tepbac.com/eshop hoặc liên hệ số điện thoại (08) 88834988 để tìm hiểu thông tin. Ảnh: Tép Bạc.

Tuy nhiên, thời tiết các tỉnh miền Tây đang vào mùa mưa bão, nguy cơ tôm chết cao do sốc môi trường nước. Vì vậy, người nuôi cần xử lý môi trường nước, đánh vôi, khoáng để bảo vệ con giống.

Anh Nguyễn Văn Duy, chủ trại nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết, mưa lớn những ngày qua khiến mực nước trong hồ dâng cao thêm 25-30 cm. Theo anh Duy, hàm lượng axit trong nước mưa nhiều làm độ mặn, độ pH trong nước giảm đột ngột. Nếu không xử lý kịp, tôm sẽ bị sốc, nhẹ thì giảm ăn, nặng thì chết. "Hiện số thức ăn, thuốc men dự trữ ở trại của tôi đã gần hết, nhưng tình hình giãn cách thế này, rất khó để tìm mua", anh Duy bộc bạch.

Giải pháp nguồn cung cho nhà nông

Thấu hiểu khó khăn của chủ trại nuôi thủy sản, công ty TNHH Tép Bạc đã ra mắt sàn thương mại điện tử Tepbac eShop nhằm gỡ rối bài toán nguồn nguyên liệu cho nhà nông, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội hiện nay. Sàn thương mại điện tử này sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho người nuôi, đồng thời giải quyết đầu ra cho đại lý, nhà sản xuất, giúp họ tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới.

Cùng với đó, sự phát triển của Internet những năm gần đây còn làm bùng nổ xu hướng mua sắm qua sàn thương mại điện tử. Báo cáo "Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 - Tăng trưởng vững chắc" của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng trưởng khoảng 15%, đạt quy mô 13,2 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2025.

"Đây là cơ hội giúp bà con giải quyết vấn đề đứt gãy nguồn cung, nguyên liệu đầu vào khi giãn cách. Bà con cũng có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, không mất thời gian, chi phí đi lại", đại diện Tép Bạc chia sẻ.

Để mua sản phẩm trên sàn, người nuôi đặt hàng ngay trên ứng dụng hoặc trên website Tepbac eShop. Sản phẩm sẽ được giao đến nhà. Người mua cũng có thể đến đại lý gần nhất để nhận hàng và thanh toán cho đại lý.

Tepbac eShop cam kết, tất cả sản phẩm được kiểm duyệt về nguồn gốc, chất lượng và uy tín của đơn vị cung ứng trước khi được bán trên sàn. Người mua có thể tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm và có nhiều lựa chọn cùng mức giá ưu đãi.

VnExpress
Đăng ngày 23/09/2021
Hà Thanh
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 02:10 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:10 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 02:10 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 02:10 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 02:10 05/12/2024
Some text some message..