Rắn không phải kẻ thù

Bà con ta thường nghĩ rằng, rắn là loài dễ gây nguy hiểm cho con người nên nó không được chúng ta yêu mến. Trong thực tế, có biết bao người đã bị rắn cắn và rất nhiều người trong số đó đã mất mạng.

Hầu hết người nuôi rắn hiện có thu nhập khá.
Hầu hết người nuôi rắn hiện có thu nhập khá.

Các loài rắn độc cắn thì chỉ vài phút sau là ta đã có thể bị nguy kịch. Nọc độc sẽ nhanh chóng đi qua vết cắn để vào mạch máu và xâm nhập vào hệ thần kinh. Người bị rắn cắn sẽ co giật, sùi bọt mép, giãy giụa và không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Nhìn cảnh tượng ấy, con người làm sao có thể kết bạn với rắn được!

Thế nhưng, trong biểu tượng của ngành y ta lại thấy hình một con rắn cuộn lên, thè lưỡi và nhả độc. Người ta cho rằng, lấy độc trị độc là một nguyên lý rất quan trọng. Các thầy thuốc tôn sùng điều này và coi rắn là biểu tượng đó. Trong thực tế, nọc rắn được coi là một vị thuốc kỳ diệu. Nó có thể chữa được một số bệnh nan y.

Tôi còn nhớ, vào những năm 80 của thế kỷ trước, một người bạn từ Liên Xô điện về yêu cầu cung cấp ngay cho ông 1kg nọc rắn. Thật là một con số khủng khiếp! Vì rằng, một con hổ mang cỡ bự, một lần lấy nọc chỉ được độ 40-60mg nọc, mà 1.000mg thì mới được 1g, 1kg là 1.000g. Như vậy, để có được 1kg nọc rắn, ta phải có khoảng 2 triệu lần lấy nọc thì mới có đủ. Thế mà, chỉ có vài tuần, họ cũng gom đủ 1kg nọc rắn để gửi đi Liên Xô…

Hiện nay, ở Trường Đại học Vinh có một nhà khoa học đang say sưa với việc nuôi rắn hổ trâu. Ông đã nhân chúng ra thành nhiều đàn. Ông cho biết, loài rắn này lớn nhanh. Những kho tàng, đặc biệt là các kho chứa lương thực, thực phẩm, nếu có rắn hổ trâu trông giữ thì chuột chỉ còn biết… khóc và phải tìm đi nơi khác! Hổ trâu săn chuột rất tài.

Trong canh tác đồng ruộng, người ta vẫn xếp rắn là loài thiên địch và nó cần được bảo vệ. Những vùng còn có rắn, chuột không tài nào phá phách nổi. Rắn là thợ săn chuột hiệu nghiệm nhất. Khứu giác của rắn rất nhạy, nó phát hiện chuột rất chính xác để kịp thời có mặt đón “khách”. Những vùng hết rắn, chuột phá phách ruộng vườn dữ dội.

Ở Việt Nam, nghề nuôi rắn rất phát đạt. Người ta nuôi các loại rắn như: Hổ mang, hổ trâu, cạp nong, cạp nia, rắn ráo, rắn ri voi… và cả các loài trăn nữa.

Nếu bạn có dịp vào thăm trại rắn của Quân khu 9 thì bạn sẽ thấy họ nuôi hàng vạn con, đủ loại. Còn nếu bạn đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) thì sẽ thấy, nhà nào cũng nuôi rắn. Mở cổng ra là đã thấy các ụ rắn rồi. Tại làng Lệ Mật ở Long Biên (Hà Nội), nghề nuôi rắn cũng đã có từ đời Vua Lý Thái Tông, năm 1054. Vùng này nổi tiếng về các món ăn chế biến từ rắn và các loại rượu rắn.

Ở phía Nam thì có phong trào nuôi rắn ri voi. Anh Lê Hùng Minh ở ấp Khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là người nuôi rắn ri voi cự phách. Anh nuôi tới hàng nghìn con, có con nặng tới 7-8kg. Thịt rắn ri voi rất ngon và được dân ta cũng như nhiều nước trong khu vực ưa chuộng…

Vì vậy, đừng coi con rắn là kẻ thù. Nếu biết tận dụng thế mạnh của nó, ta có thể làm giàu từ rắn.

Dân Việt
Đăng ngày 27/02/2013
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 23:37 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 23:37 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 23:37 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:37 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 23:37 16/11/2024
Some text some message..