Rong Mơ mào gà trên tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu gần đây cho thấy rong Mơ mào gà (Sargassum cristaefolium) là một nguồn nguyên liệu mới rất có giá trị cho hoạt động nuôi tôm cũng như tính chất bảo vệ sức khỏe cho động vật thủy sản của chúng.

Rong Mơ mào gà trên tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Deskgram

Trên thế giới, rong Mơ phân bố ở các bãi triều đáy cứng của vùng nhiệt đới và ôn đới. Chúng được xem là một trong những nhóm rong nâu phong phú nhất với giá trị kinh tế cao. Mong Mơ cũng là nguyên liệu chính sản xuất keo alginat dùng để bao viên thuốc, đã được nghiên cứu làm huyết thanh nhân tạo, làm chỉ khâu vết mổ, chất sát trùng. Hàm lượng keo alginat cao nhất khi rong Mơ đạt kích thước tối đa và thấp ở thời điểm sinh sản và tàn lụi. Các nghiên cứu sử dụng rong Mơ trong lịch sử chứng tỏ chúng có giá trị rất có lợi đối với sức khỏe của động vật, trong đó có động vật thủy sản. 

 

Ảnh. Internet

Hiệu quả của chiết xuất của rong Mơ mào gà nhiệt đới, Sargassum cristaefolium (SCE), được bổ sung trong khẩu phần giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch, khả năng chịu stress và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ Litopenaeus vannamei đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - Tác nhân được xác định là tác nhân bệnh EMS trên tôm nuôi- đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong thời gian gần đây.

Tôm được cho ăn khẩu phần có hàm lượng SCE đã được phân loại: 0 (đối chứng), 250, 500, 750 và 1000 mg/kg. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và thí nghiệm đã được tiến hành trong thời gian 4 tuần. 

Kết quả phân tích trong quá trình làm thí nghiệm cho thấy tất cả các nhóm tôm cho ăn chế độ ăn có chứa SCE đều có đáp ứng miễn dịch cao hơn (P <0,05) trong tổng số lượng tế bào máu (THC), số lượng hemocyte (tế bào hạt và tế bào hyaline) và hoạt động thực bào hơn so với tôm ăn khẩu phần đối chứng. Những chỉ tiêu này hết sức có lợi cho sức khỏe của tôm nuôi. 

Tương tự, trong thử nghiệm khả năng chịu stress ở điều kiện oxy hòa tan thấp và thử nghiệm với vi khuẩn gây hại V. parahaemolyticus cho thấy tỷ lệ sống của tất cả cá thể tôm ăn khẩu phần có chứa SCE cao hơn đáng kể (P <0,05) (83-93% trong thử nghiệm stress và 27–47% trong thử thách) so với tôm được cho ăn khẩu phần đối chứng (77 và 3,3%). 

Kết luận 

Những kết quả này cho thấy việc cho ăn bổ sung rong Mơ mào gà SCE cho tôm ở mức 500 và 750 mg / kg có thể được sử dụng hiệu quả để tăng cường đáp ứng miễn dịch, chống chịu stress, và sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Đồng thời chúng còn giúp tôm chống lại sự nhiễm trùng do V. parahaemolyticus cũng như những hệ lụy khác do nhóm vi khuẩn này gây ra. Những phát hiện này cũng xác nhận rằng sử dụng chế độ ăn được bổ sung SCE như là chất kích thích miễn dịch có hiệu quả trong việc tăng hệ miễn dịch không đặc hiệu ở tôm thẻ chân trắng, L. vannamei

Đăng ngày 12/11/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 17:36 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:36 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 17:36 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:36 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 17:36 05/11/2024
Some text some message..