Những loại rong thường xuyên xuất hiện tại ao nuôi quảng canh
Ở những ao nuôi quảng canh, các loài thực vật xuất hiện giúp hỗ trợ các loài sinh vật nuôi có nơi trú ẩn dễ dàng như cây đước, cây mắm, cỏ, rong, cây dừa nước,... Tuy nhiên đối với loài rong, chúng thường xuất hiện và sinh trưởng với tốc độ nhanh chóng. Điều này mang đến nhiều tác hại xấu cho vật nuôi ở ao.
Một số loài rong thường xuất hiện tại ao nuôi quảng canh như:
Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn (Ceratophyllum muricatum) là một loại rong nước ngọt phổ biến thường xuất hiện trong ao nuôi tôm. Đây là nguồn thức ăn bổ sung cho tôm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu vụ nuôi. Lá và thân của rong đuôi chồn chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tôm.
Ngoài ra, loại rong này còn có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước ao nuôi, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cung cấp oxy cho tôm qua quá trình quang hợp. Mặt khác, rong đuôi chồn cung cấp nơi trú ẩn cho các vi sinh vật có lợi, góp phần duy trì hệ sinh thái cân bằng trong ao nuôi.
Tuy nhiên, nếu chúng phát triển nhiều sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với tôm nuôi, gây ô nhiễm nước và tạo môi trường cho các mầm bệnh phát triển.
Rong tảo là nơi thích hợp cho các loại vi khuẩn phát triển
Rong nhớt
Rong nhớt là lớp nhầy do xác tảo tàn, nhớt tôm lôt, đạm trong thức ăn hòa tan, thuốc và các chất dinh dưỡng có trong nước tạo nên. Đặc biệt ở thời điểm cuối mùa vụ rong nhớt sẽ xuất hiện nhiều do mùn bả hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ lại.
Khi rong nhớt phát triển dày, chúng sẽ hấp thụ hết oxy để phát triển dẫn đến tình trạng thiếu oxy hòa tan cho tôm nuôi. Rong chết nổi lên trên mặt nước, nếu không xử lý kịp thời sẽ sản sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước và nặng hơn có thể gây chết tôm.
Mật độ rong nhớt dày đặc trong ao làm hạn chế khả năng di chuyển và bắt mồi của tôm. Tôm rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường ruột nếu ăn phải rong nhớt bẩn. Vì các vi khuẩn gây bệnh thường trú ẩn ở trong các loại rong nhớt.
Diệt rong trong ao nuôi hiệu quả
Hiện nay có 2 biện pháp diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm là: Biện pháp xử lý thủ công và biện pháp xử lý bằng các chế phẩm sinh học. Mỗi biện pháp đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng.
Diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm bằng biện pháp thủ công
Phương pháp thủ công là phương pháp dùng vợt để vớt rong nhớt, khi ao nuôi bị rong nhớt xâm chiếm dày đặc, bà con cần phải vớt hết chúng ra để giảm thiểu tác hại của chúng.
Đối với phương pháp này bà con lưu ý nên cải tạo nền đáy ao nuôi và gây màu nước cho ao nuôi. Luôn giữ mực nước cao khoảng 1m, và bà con nên sử dụng màn che để giảm thiểu nguồn ánh sáng chiếu xuống đáy. Nếu như ao không có tôm hãy giảm độ cao của nước xuống, điều này sẽ khiến rong nhớt chết đi và bà con có thể dùng vợt vớt rong nhớt ra.
Đa số các biện pháp thủ công chỉ mang tính tạm thời, về lâu dài rong nhớt có thể phát triển nhiều hơn nữa. Vì vậy để có được hiệu quả tối ưu, bà con nên sử dụng vi sinh để diệt rong nhớt.
Cần cẩn thận khi xử lý rong tảo vì sẽ dễ dang bị sụp tảo gây ảnh hưởng vật nuôi
Diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm bằng phương pháp sử dụng men vi sinh
Để tránh gây ảnh hưởng đến ao nuôi, người nuôi có thể sử dụng các loại men vi sinh diệt rong tảo thay vì phải sử dụng các loại hóa chất độc hại.
Sau khi mua các loại men vi sinh, bà con hãy làm theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì để phát huy tốt công dụng của chúng. Tùy theo tình trạng rong có ở ao nuôi, bà con có thể tạt liên tục 2-3 ngày thì bà con sẽ kiểm soát được rong dày đặc trong ao nuôi của mình, tiêu diệt những loài rong đáy như rong đá, rong đuôi chồn, rong nhớt…và tạo điều kiện tốt cho sự hình thành các loại tảo có lợi làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi quảng canh, quan trọng hơn hết chính là ngăn chặn tình trạng khí độc phát sinh nếu rong chết nổi dày đặc trên mặt nước.
Lưu ý, cần quản lý chặt chẽ để không xảy ra hiện tượng sụp tảo, khiến tôm bị sốc. Tảo tuy có mặt hại nhưng cũng đem đến lợi ích, vì vậy đều cần thiết nhất khi nuôi là quản lý được mật độ tảo có trong ao nuôi mỗi ngày.