Rửa

Cá tầm nhập lậu vào VN với giá rẻ bằng một nửa trong nước, được ném xuống ao ta một thời gian rồi vớt lên bán với cái danh cá tầm ta, bán bằng giá cá tầm ta.

cá tầm

Khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc cao gấp 16 lần quy định, được rửa và nhuộm cho giống với khoai tây Đà Lạt để bán giá cao.

Gà loại thải từ nước ngoài nhập lậu vào, mỗi con gà là một túi thuốc (kích đẻ, siêu trứng, kháng sinh). Chúng được một số người dân thả chung vào đàn gà ta vài hôm, rồi đưa ra bán như… đúng rồi, với giá bằng giá gà xịn.

Tại sao cá tầm, khoai tây, gà lậu vào nước ta vèo vèo ngon trớn? Tại sao chúng hòa nhập tốt, lẩn được vào đàn gà ta để thành gà tre, chui xuống mặt nước ao ta để biến thành cá tầm nội, nhảy vào máy rửa - nhuộm để thành khoai tây Đà Lạt mang sắc đỏ đặc trưng? Chung quy cũng vì hám lợi. Hàng lậu gần như được một số người tham lam trải chiếu hoa mời vào nhà vào đất vào nước rồi đồng lõa biến thành hàng nội.

Kết quả kiểm tra của Tổng cục Thủy sản cho thấy, thời gian gần đây thương nhân Trung Quốc câu kết một số người VN mở các trại cá tại VN. Các trại cá này đóng vai trò là “trạm trung chuyển” để rửa nguồn gốc cá nhập lậu.

Nhu cầu của người Việt với gà, khoai tây và cá tầm đang ở mức cao. Mỗi ngày, nhà sản xuất trong nước chỉ bơm ra thị trường được 3 tấn cá tầm thương phẩm, còn cá tầm Trung Quốc mỗi ngày nhập về 10 -15 tấn. Khoai tây Đà Lạt chỉ trồng được mỗi vụ đông, còn mua khoai tây Trung Quốc kéo dài gần như cả năm. 25 tấn gà Yên Thế/ngày chỉ là muối bỏ bể so với sức ngốn của hơn 7 triệu dân Hà Nội.

Nông sản lậu đi bằng đủ phương tiện và loại hình giao thông: Khoai tây đi vào qua cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), cảng biển Sài Gòn, cá tầm bay bằng máy bay, gà lậu vượt sông bằng thuyền rồi từ biên giới đi bằng xe máy, xe tải và cả ô tô xịn về các tỉnh, thành.

Nội công, ngoại kích như thế, nhu cầu như thế, nông sản ta không liêu xiêu trên sân nhà mới là chuyện lạ.

Cách nào rửa nỗi đau này? Có lẽ, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đã gợi ra phần nào câu trả lời, khi ông nói trên báo Tuổi trẻ về nạn cá tầm lậu: “Hành vi rửa cá phải bị coi là hành vi sản xuất hàng giả”.

Tiền Phong
Đăng ngày 23/06/2013
trần thanh
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 16:43 15/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 16:43 15/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 16:43 15/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 16:43 15/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 16:43 15/12/2024
Some text some message..