Sách lược 3 bước cho cá tra Việt Nam

Ông Jean-Charles Diener - Giám đốc Công ty OFCO Sourcing Việt Nam (một doanh nghiệp chuyên cung cấp thủy hải sản Việt Nam cho người mua trên toàn thế giới) đã đưa ra một sách lược 3 bước khá thú vị cho ngành cá tra Việt Nam.

ao nuoi ca tra
Nuôi cá tra

 Từ góc nhìn nhà cung cấp

Thông tin từ nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra cho biết, hiện đơn hàng xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đang dần tăng lên sau thời gian dài trầm lắng.

Đơn mua hàng cá tra từ EU tăng là do EU vẫn là thị trường chủ lực của xuất khẩu cá tra Việt Nam. Bên cạnh đó, giá bán của cá tra Việt Nam khá mềm, được coi là lợi thế so với các loài cá thịt trắng khác.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Jean-Charles Diener: “Giá thấp thực sự không phải là tốt như nhiều nhà cung cấp vẫn nghĩ. Chính điều này đã đẩy cá tra Việt Nam liên tiếp đối diện với những thông tin bôi xấu. Nghịch lý thay, với mức giá cao hơn, thị trường cho cá tra Việt Nam lại có thể được mở rộng hơn”.

“Giá thấp là một trong những vấn đề chính và nếu không có sự hợp tác tốt hơn ngay chính tại Việt Nam giữa các nhà chế biến với nhau và với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thì tình hình sẽ không được cải thiện. Ngoài ra, các nhà chế biến Việt Nam nên cải thiện chiến lược bán hàng của mình. Nghề nuôi và ngành chế biến cá tra thì rất tốt nhưng chiến lược bán hàng thì không”, Jean-Charles Diener chia sẻ.

Đánh giá về chất lượng cá tra Việt Nam, ông Jean-Charles Diener nhận định: “Chất lượng cá tra Việt Nam thì đang giảm nhẹ nhưng lại liên tục giảm kể từ 2 năm nay và giá bán thì quá thấp không những ở thị trường châu Âu mà còn ở nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới. Chính người mua đang dần mất đi sự quan tâm đối với loài cá này bởi giá quá thấp và không phải cứ thấp là họ thích.

Cá tra là một mặt hàng tuyệt vời và nếu xét về một vài khía cạnh thì đây có lẽ là con cá tốt nhất trên thế giới. Nhưng nếu không có những giải pháp cải thiện chất lượng thì danh tiếng và tiềm năng to lớn của loài cá này sẽ bị phá hủy. Việt Nam cần phải cẩn thận và liên kết hơn để bảo vệ tốt hơn cho tương lai của ngành công nghiệp cá tra tuyệt vời này”.

Đến sách lược 3 bước

Theo quan điểm của Jean-Charles Diener: “Cá tra là loài cá nuôi hoàn hảo cho thế giới hiện nay. Các loài như cá tra có thể là giải pháp cho nhiều vấn đề trên toàn thế giới, nhưng cũng chính vì những ưu điểm vốn có của mình, cá tra lại dễ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của nhiều loài thủy sản khác. Và để chống lại điều này, ngành công nghiệp thủy sản trên toàn thế giới đã dựng lên những chiến dịch bôi xấu nhằm đánh bại cá tra Việt Nam”.

“Trong khi đó, các nhà cung cấp Việt Nam lại tìm cách hạ thấp chất lượng để giảm giá bán với hy vọng mở rộng thị trường, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Điều này trở thành một “vòng luẩn quẩn” cần phải được chặn đứng”, Jean-Charles Diener cho biết thêm.

Và theo ông, để khôi phục hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới có thể thực hiện trong 3 bước cơ bản.

Thứ nhất là định giá sàn xuất khẩu. Việt Nam nên chấm dứt việc giảm giá, bởi giá quá rẻ đã là vấn đề!

Thứ hai là tự tin hơn với sản phẩm cá tra và phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả. Fillet cá tra có thể là một sản phẩm rất tốt và Việt Nam nên tự tin với chính sản phẩm của mình.

Thứ ba là phải nâng cao chất lượng. Cá tra được bán ở hầu hết các thị trường trên toàn thế giới mặc dù chất lượng dinh dưỡng của fillet không cao.

Tuy nhiên để thực hiện được 3 bước trên, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tìm một đại diện, một đại sứ cho cá tra, những người có động lực mạnh mẽ, quyền hạn và tiền bạc để biến ý tưởng thành hiện thực.

TBKTSG
Đăng ngày 06/03/2013
Sao Mai
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 06:34 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 06:34 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 06:34 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 06:34 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 06:34 18/12/2024
Some text some message..