Săn “cá khủng”

Săn “cá khủng” là thú đam mê của nhiều cần thủ. Muốn bắt được một con “cá khủng”, cá hiếm đó là một thử thách lớn, đòi hỏi đầu tư công sức và tiền bạc. Chuyến du câu thường dài ngày, dầm mưa dãi nắng giữa những cánh rừng ngập mặn, thậm chí phải thức thâu đêm…

Con cá sủ dài 0,7m của Onggia&bienca bắt được vào tháng 11-2012
Con cá sủ dài 0,7m của Onggia&bienca bắt được vào tháng 11-2012

Bất ngờ cá chẽm

Nhập hội trong chuyến “khai cần” đầu năm tại đầm lớn ở Lý Nhơn, Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh… nước vừa chảy vô đầm chưa tới 20 phút. “Mất phao rồi”, cây cần nơi góc đầm giật dữ dội, dây cước tuôn ào ào, một con cá chẽm ăn câu, vùng vẫy nhảy vọt lên (santo). Sau 15 phút kịch tính, chú cá gần 5 kg đã ngoan ngoãn nằm trong vợt.

Dân săn cá khủng thích nhất là cá chẽm vì tính bất ngờ của loài cá này. Dù chuyên nghiệp đến đâu cũng không biết được bao giờ cá chẽm cắn câu, khi “vồ” được con mồi nó đua thật nhanh, cần bị giật phăng mạnh. Thông thường, dân câu chuyên nghiệp và xả mobin máy, dùng chống và dây an toàn để tránh mất cần. Quá trình bắt cá chẽm cũng khó khăn, với con cá 4 kg cần thủ có thể vật lộn với nó khoảng 15-30 phút. Cá chẽm lớn khôn như loài chó, không dễ gì bắt được nó, ngoài cách dụ cho nó cắn câu, công đoạn bắt cá cũng cần những kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu câu ở đầm, bắt cá cần tránh để nó santo, vì santo là cách thoát khỏi lưỡi câu nhanh nhất, hoặc dùng “mang gió” chém đứt cáp. Để tránh được điều này, nên hạ thấp đầu cần, quần cho nó mệt, ngửa bụng mới dùng vợt bắt nó.

Để săn được “cá khủng” ngoài thiên nhiên, thông thường các cần thủ chọn con nước kém (chênh lệch thủy triều thấp), không thể câu “lure” cá giả (giống câu rê cá lóc) như trong đầm, con mồi thường là tôm lóng sống, lưỡi được móc vào đuôi, vì tôm lóng rất khỏe nên “sáng mồi”. Điểm câu là nơi có bầy cá nhỏ tụ tập. “Ở đâu có bầy cá đối, nơi đó có cá chẽm”, dân săn chẽm bật mí.

Phần lớn, dân săn cá khủng ở Sài thành đều thuộc lòng con nước thủy triều. Sơn cận ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh, là một trong những cần thủ nổi tiếng săn cá chẽm tại cầu Dần Xây, Cần Giờ. Anh từng giữ “kỷ lục” khi săn con “cá khủng” đến 15 kg sau hơn 2 giờ vật lộn.

Săn cá sủ như “mò kim đáy bể”

Cá sủ tên quốc tế là Bahaba, thuộc loại cá biển quý hiếm, giống loài này có nguy cơ tuyệt chủng bởi bong bóng của nó dùng làm chỉ tiêu y tế và nhiều công dụng khác. Trong một số thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, bong bóng còn đắt hơn vàng cùng trọng lượng. Ngày xưa, cùng với vi cá mập, bong bóng và bao tử cá sủ được chế biến món ăn đặc sản bào ngư vi cá. Cá này còn gọi là cá tiến vua bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Mới đây, tại thị trường Hồng Kông thu vào con cá sủ vàng trong lượng 80 kg với giá 435 ngàn USD của ngư dân Trung Quốc bắt được. Cách đây vài năm, một cần thủ ở Hải Phòng săn được con cá sủ “khủng” khoảng 70 kg được thương lái đến mua 1,5 tỷ đồng. Sau đó, thương lái này sang tay cho thị trường Hồng Kông với giá trị gấp đôi.

Tới mùa xâm thực mặn, cá sủ đi sâu vào hầu hết các dòng sông ở miền Nam và miền Bắc để sinh sản và kiếm mồi. Tôm sống là món ưa thích của chúng. Không ai biết được loài cá này thường ở đâu! Chỉ dân câu thứ thiệt có kinh nghiệm mới săn được cá này. Trao đổi với những tay chuyên săn cá sủ, họ đều bó tay với giờ giấc cắn câu và nơi “định cư” của chúng. Hải một cần thủ có tiếng chịu “mài” đêm ngày ở các cây cầu đường Rừng Sát, Cần Giờ cho biết, loài cá cực kỳ khó câu, lúc ăn nước lớn lúc ăn nước ròng khó mà đoán được, chỉ biết chờ thời... Theo kinh nghiệm các nhóm “săn sủ”, họ thường du câu vào các ngày nước trong, biên độ nước chảy vừa phải.

Một tay săn khác có nick là Onggia&bienca cho biết, cá sủ ăn mồi như tiểu thư con nhà giàu thưởng thức món ăn. Khi “vồ” được con mồi, nó đủng đỉnh “thưởng thức”. Những ngày nước kém, quá trình giật cá phải mất 10 - 15 phút kể từ lúc cá cắn câu. Thông thường những tay mơ không có cơ hội bắt được cá sủ, vì phát hiện cá cắn câu họ đã vội giật cần.

Qua tìm hiểu, một số hội săn “cá khủng” luôn có ý thức bảo vệ các loài cá mà họ thường câu, khi dìu cá họ tránh làm tổn thương cá, tuyệt đối không dùng khấu để bắt cá. Nếu cá sẩy, nó trở về môi trường sống bình thường. Thông thường, họ luôn che đậy thành quả của nhóm mình. Sở dĩ, các nhóm câu luôn che dấu “chiến lợi phẩm” và nguồn gốc “xuất xứ” vì họ bảo vệ điểm câu với các nhóm đối thủ và tránh được đám ghe lưới, ghe cào, bọn chích điện đến “ăn hôi”.

Thanh Tra
Đăng ngày 03/06/2013
hoàng tuấn
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 03:48 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 03:48 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 03:48 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 03:48 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 03:48 19/04/2024