“Săn” nước ngọt trên đảo Nam Du

Những cơn mưa đầu mùa không làm vơi đi cơn “khát nước” của hàng chục ngàn dân trên quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Mấy ngày qua, cả quần đảo lại oằn mình dưới cái nắng như đổ lửa, gần như toàn bộ giếng nước trên đảo trơ đáy.

Giếng nước Cây Mù U của ông Mười Đô - Ảnh: Quang Vinh
Giếng nước Cây Mù U của ông Mười Đô - Ảnh: Quang Vinh

* Giá nước ngọt gấp 50 lần giá nước ở đất liền

Để có nước ngọt, những người thợ “săn” nước ở đây đã tỏa đi khắp nơi tìm kiếm rất vất vả.

Nước ngầm cạn kiệt

Đứng bên giếng nước trong một hẻm đá vừa “khoét” xong trên Hòn Ngang, bà Phạm Thị Dung nói giếng này vừa được đào sâu 17m, rộng 23x8m do tám người thợ làm với giá 22 triệu đồng. Đây cũng là giếng nước lớn nhất nhì trên đảo Hòn Ngang. Mỗi ngày giếng này cung cấp khoảng 2m³ nước ngọt cho cả gia đình. Bà Dung nói thêm: “Giếng này không thể đào sâu thêm được nữa. Trong 25 năm qua, gia đình tôi đã mất 300 triệu đồng chỉ để đào tìm mạch nước ngầm”.

Ngay cả những giếng nước ở vùng trũng trên đảo cũng cạn kiệt. Ông Huỳnh Văn Tâm ở Hòn Dầu cho biết mới đầu tư 100 triệu đồng để đào thêm giếng lớn như cái hồ bơi rộng 23x5m, sâu 7m. Thế nhưng mỗi ngày giếng này chỉ thu được 1,5m³ nước có màu vàng chanh chứ không bình thường. “Đáy giếng đã nằm dưới mực nước biển rồi. Nếu đào sâu nữa sẽ bị nhiễm mặn” - ông Tâm cho biết.

Hiện trên xã đảo Nam Du có bảy giếng lớn cung cấp nước cho dân. Tuy nhiên các giếng này ít nước do mạch nước ngầm chảy rất yếu. Giá nước trên đảo đang ở mức 150.000-200.000 đồng/m³, tức gấp 50 lần so với ở đất liền.

Nghề “săn” nước ngầm

Vì quanh năm sống trong cảnh thiếu nước ngọt nên nhiều người dân ở đảo Nam Du đã chọn nghề mưu sinh là đi tìm mạch nước ngầm. Nếu tìm được mạch và khoan giếng lấy nước đổi cho người dân, họ sẽ... đổi đời ngay. Theo ông Lê Quốc Lịnh - trưởng Công an xã Nam Du, hiện trên đảo có một số hộ như ông Huỳnh Luân, ông Mười Đô, Sáu Đủ... chuyên đi “săn” các mạch nước ngầm để đem nước ngọt về đổi cho dân xài. Tuy nhiên, việc tìm ra mạch nước ngọt rất khó bởi mới đây ở Hòn Ngang đã có một người thuê một công ty từ trong đất liền ra đảo khoan sâu hàng trăm mét xuống đáy biển vẫn không có mạch nước ngầm nào.

Những ngày này, ông Văn Sơn đang cất công đi “săn” mạch nước ngầm. Chúng tôi theo ông đến khu vực thung lũng Bãi Ngự, núi Hòn Lớn, cách Hòn Ngang 10km. Sau hai giờ xuyên rừng, ông thấy một hòn đá to có vệt nước thấm loang ra ngoài.

Sau hàng giờ vã mồ hôi đào xới vẫn không tìm được mạch nước, ông Sơn thở dài: “Đây chỉ là nguồn nước từ hơi sương được ngấm tụ sót lại sau một đêm chứ không phải mạch ngầm có nước từ trong lòng núi”. Nhưng không hiểu sao ông không bỏ cuộc mà tiếp tục đào ở một chỗ khác cạnh hòn đá.

Ông Sơn giải thích: “Nếu khô hạn tiếp diễn mà ao đầy nước thì nhiều khả năng đây sẽ là mạch nước ngầm đang chịu áp suất lớn từ bên trong để đẩy nước ra ngoài. Cần phải theo dõi hàng tháng trời mới biết chắc chắn được”. Đào xong ao, ông lấy nhánh cây che lại, đánh dấu rồi đi tiếp. “Mình đánh dấu như vậy thì người đến sau sẽ biết có người “giữ chỗ” rồi và không đụng tới nữa” - ông Sơn giải thích.

Cuộc chiến sinh tồn của ông Mười Đô

Năm 1997, sau cơn bão số 5, đảo Nam Du bị khô hạn nghiêm trọng. Tất cả giếng nước đều cạn khô. Hằng ngày hai vợ chồng Mười Đô phải đi luộc tôm thuê nhưng vẫn thiếu thốn khó khăn, có lúc trong túi không có 3.000 đồng để mua một can nước ngọt.

Ông Mười Đô bàn với vợ đi vay tiền mua chiếc xuồng làm nghề đổi nước lấy công làm lời. Có xuồng, hằng ngày vợ chồng ông đi đổi nước cho người dân với giá thấp hơn thị trường 10.000 đồng/m³ nên được lòng người mua nhưng mất lòng ông chủ giếng. Nhiều lần chủ giếng nước ở Hòn Lớn yêu cầu ông phải nâng giá bán để ông chủ nâng giá theo nhưng Mười Đô cương quyết không làm. Do không nâng giá bán nên chủ giếng nước không đổi nước cho Mười Đô nữa.

Buồn bực, Mười Đô quyết tâm đi tìm cho được mạch nước ngầm để tự khai thác và đổi cho người dân. Ông tìm gặp các thợ rừng già dặn kinh nghiệm để hỏi cách tìm mạch nước ngầm. Theo các thợ rừng, Mười Đô ngày đêm đi săn tìm, đào xới mạch nước ngầm ở khắp các hòn đảo hoang.

Có lúc ông tìm thấy vệt nước rỉ ra từ hốc đá hay rễ cây mục, nhưng khi khoanh vùng đào xới nhiều ngày vẫn không thấy gì. Ròng rã suốt hai tháng trời ông vẫn không tìm thấy mạch nước ngầm có dòng chảy mạnh để có thể lấy nước.

Trong một lần đi từ thung lũng núi Hòn Lớn xuống gần mép biển ở bãi Lá Cháy, Mười Đô tìm thấy một cục đá to như cái đĩa bị ố vàng và còn ẩm nước.

Ông cố sức đẩy tảng đá qua một bên thì thấy bên trong có nước rỉ ra. Đào sâu thêm dưới đất theo hướng nước chảy thì bất ngờ một tia nước từ trong hốc đá bắn vào người. “Lúc đó tôi mừng như bắt được vàng. Ngay hôm sau tôi và vợ mang cuốc xẻng đến bãi Lá Cháy đào tìm mạch nước cả ngày lẫn đêm.

Trời tối, hai vợ chồng chong đèn đào giếng. Cứ thế sau hai tháng miệt mài đào, tôi đã tìm được mạch nước ngầm chảy mạnh nên tạo một giếng rộng 7x3m, sâu 3m để lấy nước về đổi cho dân. Tôi đặt tên nó là giếng Cây Mù U” - ông Mười Đô kể.

Khi đã có chút ít kinh nghiệm tìm mạch nước ngầm, ông Mười Đô tiếp tục đi tìm và khai thác thêm được bốn giếng nước có trữ lượng lớn hơn cả giếng Cây Mù U. Giá nước ngọt mà ông Mười Đô đổi cho dân là 170.000 đồng/m³. Mức giá này người dân chấp nhận được, mà những thợ “săn” nước ngọt như ông Mười Đô cũng sống được.

Ông Mười Đô nói thêm: “Tui biết mỗi ngày trên xã đảo Nam Du có hàng chục ghe chở nước từ các nơi đem về phục vụ người dân trên đảo nhưng vẫn không đủ. Đã đến lúc Nhà nước cần xây hồ tích nước mùa mưa và bảo vệ rừng để giữ nước ngọt bền lâu cho dân trên đảo. Nếu không, vài ba năm nữa các mạch nước ngầm sẽ cạn khô thì nguy hiểm lắm”.

Tuổi trẻ
Đăng ngày 11/05/2013
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 10:56 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:56 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 10:56 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:56 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 10:56 25/04/2024