Sản xuất chủ động với diễn biến thời tiết

Tín hiệu vui là khả năng đỉnh lũ năm 2018 cao hơn 2017, tổng lượng mưa toàn mùa ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN).

Sản xuất chủ động với diễn biến thời tiết
Đỉnh lũ năm 2018 dự báo cao hơn 2017

Xuất hiện nắng nóng, mực nước thấp

Hiện nay, toàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ đông xuân nên nước tưới cho vụ này không phải lo nhưng vụ hè thu lại khá căng thẳng. Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lưu Văn Ninh cho biết, dự báo từ tháng 3 đến tháng 5-2018 (thời điểm sản xuất vụ hè thu), nền nhiệt độ trung bình toàn tỉnh phổ biến ở mức cao hơn TBNN từ 0,5-1oC, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 34-36oC, riêng tháng 4 có nơi trên 36oC. Dù nắng nóng có xu hướng xuất hiện muộn, có khả năng không kéo dài và không quá gay gắt nhưng vẫn gây khó khăn cho sản xuất.

Hiện nay, mực nước tại các trạm từ thượng đến trung lưu sông Mekong ở mức cao hơn TBNN nhưng các trạm hạ lưu sông Mekong ở mức xấp xỉ TBNN, thấp hơn cùng kỳ năm 2017 từ 0,2-2m. Trên các sông, kênh, rạch ở An Giang, sau khi đạt đỉnh triều cao nhất vào ngày 2-2-2018 (cao hơn từ 0,2-0,35m so cùng kỳ 2017), mực nước xuống dần. Dự báo từ tháng 4 đến tháng 6-2018, tổng lượng dòng chảy thượng nguồn sông Mekong phổ biến cao hơn từ 15-50% so với TBNN nhưng thấp hơn cùng kỳ 2017 từ 15-20%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thời gian này tương đương năm 2017.

Tại vùng giáp ranh tỉnh Kiên Giang của 2 huyện Thoại Sơn và Tri Tôn, độ mặn đo được những tháng đầu năm 2018 ở mức 0,1g/l, thấp hơn cùng kỳ 2017. Đến giữa tháng 3, độ mặn bắt đầu tăng dần. Hiện nay, độ mặn tại các trạm thuộc huyện Tri Tôn đang ở mức cao hơn cùng kỳ từ 0,1-0,2g/l. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Anh Thư, điều này không đáng lo bởi tỉnh Kiên Giang đã chủ động xây dựng hệ thống ngăn mặn từ cửa sông, sẽ vận hành đóng lại nếu độ mặn tăng cao.

Kỳ vọng lũ vượt báo động II

Ông Lưu Văn Ninh cho biết, từ khoảng giữa đến cuối tháng 4, khu vực tỉnh An Giang sẽ có mưa chuyển mùa. Thời kỳ bắt đầu mùa mưa nhiều khả nãng sẽ xấp xỉ và sớm hơn TBNN (hầu hết cuối tháng 4, có nơi vào tuần đầu tháng 5-2018). So TBNN, khả năng lượng mưa các tháng đầu mùa sẽ cao hơn, các tháng giữa mùa ở mức tương đương và thấp hơn trong các tháng cuối mùa. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa rất to xảy ra trong thời đoạn ngắn, giông mạnh kèm theo tố, lốc, sét, mưa đá vào thời kỳ chuyển mùa, các tháng đầu mùa mưa và sau các đợt giảm mưa.

Theo Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, năm 2018, nhiều khả năng lũ trên sông Mekong sẽ xuất hiện sớm hơn TBNN. Ở đầu nguồn sông Cửu Long, ít có khả năng xuất hiện lũ đầu mùa nhưng sẽ có các đợt nước lên. Đến cuối tháng 7-2018, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc có khả năng ở mức 2,5-2,8m. Đỉnh lũ cao nhất năm tại Tân Châu, Châu Đốc có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10, ở mức cao hơn báo động (BĐ) II (BĐII tại Tân Châu là 4m, Châu Đốc 3,5m), cao hơn năm 2017 và xấp xỉ đỉnh lũ TBNN. Đối với khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên, mực nước cao nhất năm có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 10, ở mức BĐII-BĐIII (BĐII tại Xuân Tô là 3,5m, Tri Tôn 2,4m). Trong khi đó, triều cường vùng hạ lưu sông lên mức cao nhất năm vào khoảng tháng 10, 11 và giữa tháng 12. Mực nước cao nhất năm trên rạch Ông Chưởng tại Chợ Mới có khả năng ở mức xấp xỉ BĐIII, trên sông Hậu tại Long Xuyên ở mức cao hơn BĐIII (BĐIII tại Chợ Mới là 3m, Long Xuyên 2,5m).

Năm 2018, dự báo có khoảng 12-14 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tương đương năm 2017. Do vậy, các địa phương và người dân cần theo dõi kỹ diễn biến thời tiết để chủ động sản xuất, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra.

“Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang trong năm 2018 sẽ diễn biến phức tạp, cần tiếp tục phòng, chống nắng nóng, khô hạn và xâm nhập mặn trong tháng 4 và 5-2018. Đồng thời, đề phòng mưa lớn kèm theo giông mạnh, tố lốc, sét trong các tháng đầu mùa và bão, lũ, triều cường trong các tháng cuối mùa” - ông Lưu Văn Ninh cảnh báo.

Báo An Giang
Đăng ngày 24/03/2018
Ngô Chuẩn
Môi trường

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 02:52 14/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 02:52 14/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 02:52 14/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 02:52 14/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 02:52 14/10/2024
Some text some message..