Sản xuất giống nhân tạo cá măng sữa

á Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775) còn gọi là cá Măng biển, là loài duy nhất còn tồn tại trong họ Chanidae. Cá Măng sữa là một trong những loài cá nuôi quan trọng tại khu vực Đông Nam Á.

Cá măng sữa
Cá măng sữa loài duy nhất còn tồn tại trong họ Chanidae. Ảnh: smugmug.com

Thịt cá Măng sữa có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó hàm lượng protein chiếm 24,18%, axit béo không bão hòa là 32,11%. Các axit amin thiết yếu chiếm 49,49% tổng số axit amin của thịt cá Măng sữa, trong đó Leucine (8%), lysine (7,3%), phenyl alanin (6,7%) và histidine (6,1%), axit glutamic (18,2%) là axit amin có tỉ lệ cao nhất. 

Phân biệt giống cáCá măng sữa cái và cá măng sữa đực

Đặc điểm phân bố

Cá Măng sữa phân bố ở ở Ấn Độ Dương và xuyên Thái Bình Dương, từ Nam Phi đến Hawaii, từ California đến Galapagos, phía bắc đến Nhật Bản, phía nam đến Úc. Cá Măng sữa thường sống ở xung quanh các đảo và dọc theo thềm lục địa, ở độ sâu từ 1 đến 30 m. Chúng cũng thường xuyên vào vùng cửa sông và sông ngòi. Đông Nam Á là trung tâm phân bố ngày nay của loài cá măng sữa. Ngoài Philippines, Indonesia và Đài Loan, cá măng sữa xuất hiện dọc theo bờ biển Thái Lan, Việt Nam và Miến Điện. Cá măng sữa có nhiều ở Sri Lanka, Ấn Độ và xung quanh Andaman, Nicobar, Laccadive, Maldive và Chagos - Quần đảo ở Ấn Độ Dương. 

Đặc điểm sinh sản  

Thành thục và sinh sản: Cá Măng sữa có giới tính riêng biệt. Trứng cá thành thục theo từng giai đoạn trong buồng trứng. Tuổi và cỡ cá thành thục khác nhau ở những vùng địa lý khác nhau và có sự khác nhau giữa cá nuôi và cá tự nhiên. Ở đảo Panay, Philippines, cá nuôi trong lồng thành thục lần đầu tiên từ 3,5-5 tuổi ở cả hai giới tính, khối lượng từ 2-5 kg/con, chiều dài toàn thân từ 60-70 cm. Cá trong tự nhiên thành thục lần đầu tiên ở chiều dài toàn thân từ 75-85 cm, khối lượng từ 4-5 kg/con, tuổi chưa xác định cụ thể. Ở Indonesia, cá cái trong tự nhiên thành thục lần đầu tiên khi lớn hơn 3,5 kg, hơn 6 tuổi. Còn khi nuôi trong bể, cá đực thành thục lần đầu tiên ở chiều dài 69-77 cm, khối lượng trung bình 3,8 kg, tuổi từ 8 – 9 năm. Cá cái thành thục khi đạt chiều dài 64 – 79 cm, khối lượng trung bình 3,2 kg, tuổi từ 8 – 9 năm.

Thành thục ở cá măng sữaThành thục và sinh sản ở cá măng sữa đực và cái

Sức sinh sản và tần suất đẻ trứng: Cá Măng sữa khi thành thục có buồng trứng chiếm khoảng 10% trọng lượng cơ thể. Cá cái có khối lượng 5 – 13 kg có thể đẻ 1-6 triệu trứng, tương đương khoảng 300.000 quả trứng/kg. Cá Măng sữa nuôi trong lồng nổi tại SEAFDEC/AQD nhỏ hơn và sản xuất ít trứng hơn (200.000 trứng/kg). Trong tự nhiên cá Măng sữa có thể đẻ nhiều hơn 2-3 lần trong năm. 

Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá măng sữa  

Trong quá trình nuôi vỗ cá măng sữa, khi sử dụng thức ăn công nghiệp (có hàm lượng protein 40 %, lipid 6%, kích cỡ 5 mm) cho hiệu quả hơn về thành thục sinh dục và hiệu suất sinh sản so với cá ăn thức ăn tự chế và cá tạp. Cụ thể tỷ lệ cá thành thục đạt 80,0% (cá đực), 86,67% (cá cái), tỷ lệ đẻ đạt 91,67%, tỷ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở lần lượt đạt 83,42% và 75,29%. 

Các kích dục tố sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá Măng sữa là kích dục tố LHRHa, HCG, cụ thể là kết hợp các kích dục tố này với liều lượng 50μg LHRHa + 1000 IU HCG/kg. Ở liều kết khi kết hợp hai loại kích dục tố này cho tỷ lệ trứng thụ tinh đạt 84,22%; tỷ lệ nở 88,68%; tỷ lệ ra bột 85,95%.

Quy trình sản xuất cá măng sữaSơ đồ quy trình sản xuất giống cá măng sữa

Ấp trứng cá Măng sữa trong bể composite có nước chảy tràn với mật độ ấp trứng thích hợp 900 trứng/L cho hiệu quả sản xuất tốt hơn với tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi đạt cao nhất (86,43%), tỉ lệ dị hình thấp nhất (0,16%).  

Giai đoạn ương cá bột lên cá hương: lần lượt ương các loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn cá bột. Cụ thể, sử dụng thức ăn luân trùng Brachionus rotundiformis cho cá măng sữa 1-7 ngày tuổi; thức ăn luân trùng Brachionus rotundiformis (5 con/ml) + Brachionus plicatilis (5 con/ml) cho cá Măng sữa 7-14 ngày tuổi; thức ăn Artemia hoặc thức ăn tổng hợp cho cá Măng sữa 15-30 ngày tuổi sẽ đạt tăng trưởng tốt về chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống cao, hệ số phân đàn và tỷ lệ dị hình thấp. Để đạt hiệu quả trong ương nuôi giai đoạn này nên cho cá ăn 2-3 lần/ngày với tỉ lệ cho ăn 10 con/L/ngày.  

Trong quá trình ương nuôi cá Măng sữa giai đoạn từ cá hương (cỡ 2-3cm) lên cá giống (cỡ 5-6cm), ương mật độ 1-2 con/L bằng thức ăn tổng hợp với tỷ lệ cho ăn 10% BW và tần suất cho ăn 3 lần/ ngày cho kết quả ương tốt nhất về tốc độ tăng trưởng (9,72 % BW/ngày), tỉ lệ sống (95%), hệ số phân đàn (3,13%) và hệ số chuyển đổi thức ăn (1,8). 

Đăng ngày 28/10/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 12:00 17/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 09:00 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 11:10 11/09/2024

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tôm thẻ
• 09:44 05/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 21:47 18/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 21:47 18/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 21:47 18/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:47 18/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 21:47 18/09/2024
Some text some message..