Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bớp, cá hồng Mỹ: Hiệu quả bước đầu

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật (KH-CN) Khánh Hòa đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá bớp và cá hồng Mỹ, giúp nghề nuôi này phát triển bền vững.

nuôi cá bớp
Thu hoạch cá bớp thương phẩm tại trại thực nghiệm.

Từ mô hình sản xuất giống

Thạc sĩ Nguyễn Khánh Nam, chủ nhiệm Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá bớp và cá hồng Mỹ tại tỉnh Khánh Hòa” cho biết, sau khi được Trường Đại học Nha Trang chuyển giao công nghệ, năm 2016, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo 2 loại cá trên tại Trại thực nghiệm sản xuất giống hải sản, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Khánh Hòa ở xã Cam Phúc Nam, TP. Cam Ranh và Công ty TNHH Kiên Thường, xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang.

Sau thời gian triển khai, từ 922.000 con ấu trùng cá bớp, dự án đã đưa vào ương nuôi được 93.200 con cá hương khỏe mạnh, tỷ lệ sống đạt bình quân 10,11%. Từ giai đoạn cá hương ương lên cá giống, dự án đã thu được 62.900 con cá bớp giống, kích cỡ từ 10 đến 15cm/con, tỷ lệ sống trung bình đạt 72,13%. Đối với cá hồng Mỹ, sau quá trình sản xuất, đơn vị thu được tổng cộng hơn 3 triệu con cá giống khỏe mạnh, kích cỡ từ 4 đến 8cm/con, tỷ lệ sống đạt 74,35%. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, giá thành khoảng 1.100 đồng/con cá hồng Mỹ; khoảng 5.000 đồng/con cá bớp.

Các thành viên Hội đồng KH-CN đánh giá, ưu thế vượt trội của các mô hình dự án nói trên chính là độ ổn định và đồng đều về các chỉ tiêu kỹ thuật trong các đợt sản xuất giống, cũng như khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều quy mô, diện tích. Đặc biệt, sản phẩm của dự án cung cấp cho thị trường những con giống đã được sàng lọc, tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người nuôi thương phẩm.

Thông qua dự án, 2 cơ sở sản xuất giống nói trên đã tiếp nhận và hoàn toàn làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất giống cá bớp và cá hồng Mỹ. Hàng năm, các cơ sở có thể sản xuất được hơn 2 - 3 triệu con giống cá hồng Mỹ và khoảng 400.000 - 500.000 con giống cá bớp có chất lượng tốt. Ông Trần Văn Toàn - Quản lý kỹ thuật Công ty TNHH Kiên Thường cho biết, đàn cá giống nhân tạo sử dụng tốt các loại thức ăn công nghiệp đang có trên thị trường. Do vậy, khi nuôi giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường so với việc sử dụng thức ăn là cá tạp; đồng thời, cá giống khi cung cấp cho người nuôi thương phẩm tại địa phương sẽ ít bị dịch bệnh hơn so với cá nhập từ các tỉnh phía bắc vào do không bị ảnh hưởng bởi quá trình vận chuyển xa…

Đến nuôi thương phẩm

Cùng với sản xuất giống, nhóm nghiên cứu đã thực hiện được 2 mô hình nuôi thương phẩm cá bớp và cá hồng Mỹ, trong đó 1 mô hình nuôi trong hệ thống lồng gỗ truyền thống và 1 mô hình nuôi trong hệ thống lồng nhựa HDPE.

Đối với cá hồng Mỹ, mô hình nuôi trong lồng gỗ truyền thống, chu kỳ nuôi từ 8 đến 9 tháng, kích cỡ cá thương phẩm từ 1 đến 1,15kg/con, tổng sản lượng thu hoạch hơn 5.000kg, tỷ lệ sống trung bình toàn quá trình nuôi đạt 71,04%, năng suất đạt 10,49kg/m3 lồng nuôi. Mô hình nuôi trong lồng nhựa HDPE, chu kỳ nuôi 9 tháng, kích cỡ cá đạt 1,25kg/con, sản lượng thu hoạch được 6.500kg cá, tỷ lệ sống trung bình toàn quá trình đạt 76,04%, năng suất đạt 10,83kg cá/m3. Các mô hình nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, tổng sản lượng cá thu được từ 2 mô hình 11.535kg, trong đó mô hình nuôi trong lồng nhựa đã thể hiện sự vượt trội so với nuôi trong lồng gỗ truyền thống.

Tương tự, cá bớp cũng được nhóm thực hiện dự án triển khai 2 mô hình nuôi trong lồng gỗ và lồng nhựa với chu kỳ nuôi từ 11 đến 12 tháng. Qua đó, tổng sản lượng thu được 13.321kg cá bớp. Trong đó, nuôi lồng gỗ tỷ lệ sống trung bình toàn quá trình đạt 70,54%, kích cỡ cá thương phẩm đạt 5,47kg/con sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tươi; nuôi lồng nhựa, tỷ lệ sống toàn quá trình đạt 79,62%, kích cỡ cá đạt 5,35kg/con sử dụng thức ăn công nghiệp. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, kết quả sản xuất của các mô hình nuôi thương phẩm thuộc dự án mang lại lợi nhuận tương đối cao. Cụ thể, mô hình nuôi cá bớp lợi nhuận đạt từ 183 đến 210 triệu đồng/mô hình; cá hồng Mỹ từ 105 đến 163 triệu đồng/mô hình.

Từ kết quả của dự án, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Khánh Hòa tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bớp và cá hồng Mỹ cho 129 ngư dân, cán bộ kỹ thuật tại huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa và TP. Cam Ranh. Ngoài ra, học viên còn được đi tham quan thực tế các mô hình, đặc biệt là mô hình nuôi thương phẩm bằng hệ thống lồng nhựa HDPE.

Theo ông Huỳnh Kỳ Hạnh - Giám đốc Sở KH-CN, các thành viên tham gia dự án đã tiếp nhận rất tốt công nghệ, làm chủ được quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm 2 đối tượng cá bớp và cá hồng Mỹ do Trường Đại học Nha Trang chuyển giao. Từ đó, triển khai ứng dụng thực tế đạt và vượt mục tiêu đề ra. Cá giống và thương phẩm sản xuất từ mô hình đều đảm bảo chất lượng. Kết quả của dự án là cơ sở khoa học để các trại sản xuất giống, doanh nghiệp, địa phương có thể ứng dụng vào sản xuất giống và nuôi thương phẩm nhằm phát triển bền vững các đối tượng nuôi.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 14/05/2020
Khánh Hà
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 08:37 14/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 08:37 14/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 08:37 14/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 08:37 14/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 08:37 14/10/2024
Some text some message..