Sản xuất năng lượng từ phân cá rô phi

Sự phát triển của ngành nuôi cá đòi hỏi năng lượng cho các hệ thống sản xuất. Một nghiên cứu mới đây đã điều tra tiềm năng của việc sử dụng chất thải hữu cơ từ việc nuôi cá để sản xuất năng lượng thông qua quá trình methan hóa.

Cá rô phi
Phân của cá rô phi rất tiềm năng cho quá trình methan hóa (sản sinh methane nhờ vi khuẩn). Ảnh: Aquaculturealliance.org

Ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cơ bản cho con người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Cá rô phi là loài nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới, trong năm 2016, ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn cá rô phi nuôi.

Tuy nhiên, sự phát triển của nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá, cũng tạo ra một số tác động tiêu cực đến môi trường. Phân do việc cho cá ăn chiếm khoảng 40 - 50% lượng thức ăn được cung cấp, chúng chứa trong nước thải của trại cá – đây là những chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Do đó việc xử lý nước thải nuôi cá để giảm ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối và được quan tâm trên toàn thế giới.

Trong xu hướng tăng trưởng xanh sử dụng năng lượng sinh học, nhiều sáng kiến đã và đang thúc đẩy các cách tiếp cận sáng tạo theo hướng tái chế nước thải nuôi cá nhằm giảm thiểu tác hại của chúng đến môi trường và cải thiện kinh tế của trang trại.

Quá trình phân hủy kỵ khí của các chất thải hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật để tạo ra khí sinh học được coi là nguồn sản xuất năng lượng tiềm năng. Việc sản xuất khí sinh học bằng nước thải hữu cơ từ các trang trại cá là một giải pháp tiềm năng để quản lý nước thải và giảm chi phí năng lượng tại các trại nuôi cá. Ngoài ra, sản phẩm do quá trình phân hủy kỵ khí (phân hữu cơ) còn được sử dụng làm phân bón thay thế.

Nghiên cứu của Ndeye Aida Ndiaye và cộng sự 2019 được đăng trên tạp chí Aquaculture đã đánh giá khả năng sản xuất khí sinh học từ nước thải nuôi cá rô phi với quá trình methan hóa có chất cấy(IFF) và không có (UIFF).


Phân hủy sinh học phân cá – nguồn năng lượng cho tương lai. Ảnh: univ-brest.fr

Kết quả

Các thử nghiệm cho thấy phân cá chứa chất cấy sản xuất khí sinh học nhanh hơn so với phân cá không chứa chất cấy. 

Trong cả hai trường hợp, khí sinh học được sản xuất chứa hơn 60% khí mêtan (CH4) từ tuần ủ thứ hai, cho thấy nó có chất lượng tốt. Hơn nữa, tổng hàm lượng khí CH4 lớn gấp đôi trong IFF so với UIFF.


Sau 9 tuần, phân cá tạo ra nhiều khí sinh học với chất cấy (IFF = 1100 mL) so với phân cá không có chất cấy(UIFF = 900 mL) (xem hình). Ảnh: univ-brest.fr

Kết quả cho thấy phân cá là chất nền tiềm năng trong việc sản xuất năng lượng sinh học có thể cung cấp cho nhu cầu sản xuất của trang trại. Các nhà khoa học cũng cho rằng sử dụng năng lượng sinh học từ quá trình phân hủy chất thải nuôi cá nước ngọt trên toàn thế giới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng tương đương của gần mười triệu người hoặc ít nhất có thể tự cung cấp năng lượng cho trang trại nuôi trồng thủy sản.

Theo nhóm tác giả: Ndeye Aida Ndiaye, Halima Maiguizo-Diagne, Hamet Diaw Diadhiou, Waly Ndianco Ndiaye, Fulgence Diedhiou, Laurent Cournac, Mohamed Lamine Gaye,  Saliou Fall, Patrice Brehmer. 

Đăng ngày 04/11/2019
VĂN THÁI Lược dịch
Kỹ thuật

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 21:14 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 21:14 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 21:14 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 21:14 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 21:14 27/11/2024
Some text some message..