Sản xuất thành công giống cá Nheo mỹ tại Hải Dương

Trung tâm nghiên cứu và nhân giống thủy sản Tứ Kỳ - Công ty cổ phần giống cây trồng Hải Dương đề xuất thực hiện Dự án: “Tiếp nhận kỹ thuật sản xuất giống cá nheo Mỹ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, với sự chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

Sản xuất thành công giống cá Nheo mỹ tại Hải Dương
Cá nheo Mỹ. Ảnh minh họa

Cá Nheo mỹ là đối tượng nuôi trồng thủy sản được đưa vào nước ta từ năm 2010 tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Đến năm 2013, một số hộ đã đầu tư hệ thống lồng ở một số hồ chứa lớn tại các tỉnh miền núi như hồ chữa Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình, hồ chứa Na Hang – tỉnh Tuyên Quang, ven sông Hồng của Hà Nội với quy mô hàng nghìn lồng nuôi ở mỗi nơi. Tính đến thời điểm hiện nay, cá Nheo mỹ thể hiện là một loài mới với ưu điểm cá phàm ăn, nhanh lớn và ít bị bệnh nên phong trào nuôi phát triển rất nhanh chóng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng phía Bắc.

Hải Dương hiện có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 11.000 ha trong đó diện tích nuôi cá rô phi chiếm khoảng 6.000 ha so với đối tượng nuôi khác. Vấn đề đặt ra là giá cá rô phi thương phẩm luôn giảm thấp trong mấy năm gần đây, cần thu hoạch ở biểu to hơn, gây tổn thất to lớn cho người nông dân. Vì vậy cá Nheo mỹ cũng là một sự lựa chọn thích hợp để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, phong trào nuôi phát triển nhanh và với quy mô lớn nhưng nguồn giống lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên không kiểm soát được xuất sứ, dịch bệnh và chất lượng con giống. Hiện tại trong tỉnh chỉ có Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 hàng năm cũng chỉ sản xuất được 100.000 – 200.000 con chiếm khoảng 5% nhu cầu con giống trong phương thức nuôi lồng, chưa tính đến nuôi trong ao đất.

Để giải quyết, đáp ứng được nhu cầu giống cá trên, cần thiết phải đầu tư thích đáng để chủ động sản xuất con giống tại chỗ phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trung tâm nghiên cứu và  nhân giống thủy sản Tứ Kỳ - Công ty cổ phần giống cây trồng Hải Dương đề xuất thực hiện Dự án: “Tiếp nhận kỹ thuật sản xuất giống cá nheo Mỹ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, với sự chuyển  giao và hỗ trợ kỹ thuật của  Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

Trong năm 2018, Trung tâm sẽ thực hiện đầu tư nuôi vỗ đàn cá bố mẹ đạt tuổi thành thục có thể tham gia sinh sản, đảm bảo về kiểu hình và kích cỡ, với số lượng khoảng 500 cá bố mẹ đã đến tuổi thành thục, kích cỡ 2 – 3 kg).  Xây dựng sửa chữa lại hệ thống nhà bể đẻ, bể nhốt cá bố mẹ, hệ thống bể ấp, cấp thoát nước, hệ thống bể lọc, sửa chữa hệ thống ao để nuôi vỗ cá bố mẹ.

Tiếp thu quy trình kỹ thuật tái sản xuất quần đàn cá bố mẹ, làm chủ được các quy trình kỹ thuật, chủ động sản xuất giống cá nheo mỹ, đáp ứng nhu cầu cho các hộ nông dân nuôi thủy sản ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tái sản xuất quần đàn cá bố mẹ với số lượng 300 – 600 con để nuôi làm đàn cá bố mẹ hậu bị.

Việc sản xuất thành công giống cá Nheo mỹ tại chỗ sẽ làm giảm giá thành con giống, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm trong nuôi thương phẩm, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm khác. Sản xuất giống thành công sẽ thúc đẩy nuôi thương phẩm cá nheo mỹ, sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng cá nuôi có hiệu quả kinh tế cho xã hội.

Báo Hải Dương
Đăng ngày 13/03/2018
Nguyễn Thị Ánh
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:32 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:32 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:32 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:32 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:32 25/11/2024
Some text some message..