Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày một rõ nét và nặng nề hơn, việc nuôi trồng theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ và tự phát sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiệt hại cao. Đã đến lúc người dân cần liên kết lại với nhau, liên kết với doanh nghiệp, các nhà khoa học để thích ứng với BĐKH và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu
Thu hoạch tôm nuôi ở Cà Mau

Phát huy thế mạnh tôm - rừng

Người dân các xã dọc theo tuyến đê biển Đông và Tây của tỉnh được xem là nơi phải chịu ảnh hưởng lớn nhất từ BĐKH. Hoạt động sinh kế của người dân trong vùng chủ yếu dựa vào nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH và việc nuôi tôm tự phát, thiếu kiểm soát dẫn đến tôm bị dịch bệnh, năng suất và hiệu quả thấp. Ngoài ra, trong khu vực này, nhiều hộ dân thiếu đất sản xuất, hoạt động sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào khai thác thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn, ven biển làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

Diện tích đất rừng ngập mặn lớn nhất cả nước là lợi thế lớn của tỉnh mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, mô hình tôm - rừng, tôm sinh thái cũng khẳng định được lợi thế vượt bậc, đặt biệt là vốn đầu tư thấp và có thể nuôi xen các đối tượng khác như cua, cá, sò huyết để tăng thu nhập, phát triển bền vững vừa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển, phòng chống sạt lở do ảnh hưởng của BĐKH.

Kết quả của Dự án MAM do Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV hỗ trợ trong những năm qua là một minh chứng sinh động nhất. Thông qua các hoạt động của dự án, người dân dần ý thức được giá trị của việc sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn BAP, ASC... để khẳng định giá trị, thương hiệu của tôm sú Cà Mau trên thị trường quốc tế. Theo đó, có 19 ngàn héc-ta sản xuất theo mô hình tôm - rừng được các tổ chức quốc tế chứng nhận. Đồng thời, đã ký 51 hợp đồng, gồm 41 hợp đồng đầu vào và 10 hợp đồng đầu ra, với 12 hợp tác xã/tổ hợp tác và 6 ban quản lý rừng với 21.200 ha. Liên kết xây dựng vùng nuôi tôm theo chuỗi giá trị có chứng nhận quốc tế và thị trường xuất khẩu ổn định. Thiết lập được cơ chế và bước đầu chi trả dịch vụ môi trường rừng 500 ngàn đồng/ha rừng.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Semi - Biofloc được đánh giá là thân thiện với môi trường nhưng mang lại hiệu quả cao.

Hàng ngàn hộ dân vùng ven biển từ Đông sang Tây đang là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do tác động của BĐKH cần được hỗ trợ sinh kế.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng, kết quả quan trọng nhất và đáng phấn khởi nhất là nhận thức, hiểu biết của người dân về BĐKH, giải pháp thích ứng, về sản xuất bền vững… được nâng lên rõ nét. Kế hoạch của ngành thời gian tới là tiếp tục đẩy nhanh, nhân rộng mô hình tôm - rừng theo phương thức hữu cơ được chứng nhận quốc tế để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, sẽ mời gọi doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện các hoạt động liên kết với vùng nuôi để thực hiện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.

Rừng ngập mặn có mô hình tiêu biểu là tôm - rừng, sâu trong nội đồng tại các vùng quy hoạch phát triển nuôi tôm siêu thâm canh tại các huyện nuôi thuỷ sản trọng điểm của tỉnh như: Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển thì có mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Tuy nhiên, thời gian qua, mô hình tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh đang có bước phát triển nóng, nếu không có những thay đổi về tư duy, nhận thức, thay đổi về quy trình sản xuất phù hợp sẽ tiến gần hơn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái, môi trường, nguy cơ dịch bệnh sẽ xuất hiện trên diện rộng.

Sản xuất giảm thiểu tác động môi trường

Tôm siêu thâm canh của tỉnh hiện đang phát triển mạnh, diện tích hiện nay trên 2 ngàn héc-ta, gần 1.950 hộ, tập trung nhiều tại các huyện: Đầm Dơi (808 ha, 940 hộ), Cái Nước (360 ha, 262 hộ), Phú Tân (426 ha, 368 hộ) và một phần của huyện Năm Căn (160 ha, 159 hộ), Ngọc Hiển (137 ha, 67 hộ). Tuy diện tích lớn nhưng các hộ nuôi tôm siêu thâm canh của tỉnh hiện đang hoạt động khá rời rạc, chưa có tổ cộng đồng về nuôi tôm siêu thâm canh đúng với bản chất, mà đa phần là một số tổ hợp tác hay hợp tác xã với nhiều hình thức nuôi đan xen lẫn nhau.

Việc ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi tôm siêu thâm canh do Dự án CRSD hỗ trợ góp phần giải bài toán về môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh. Chất thải trong ao nuôi được xử lý ngay tại ao thông qua việc sử dụng vi sinh hàng ngày, tạo hệ vi khuẩn dinh dưỡng lớn để lấn át vi khuẩn có hại nên giúp kiểm soát dịch bệnh. Đặc biệt, lượng nước thay hàng ngày giảm chỉ còn tối đa 25% so với gần 60% của các loại hình nuôi cũ, nước thải được xử lý và có ao chứa thải...  

Đánh giá về này, ông Bằng khẳng định, đến nay đã chứng minh được tính ổn định, bền vững. Hoạt động tập huấn cho nông dân về việc ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi tôm siêu thâm canh đang là vấn đề rất cần thiết hiện nay và sẽ được tăng cường trong thời gian tới. Từ đó, giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới, nâng cao trình độ kỹ thuật trong quá trình sản xuất vừa mang lại hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường.

BĐKH làm môi trường, thời tiết ngày một khắc nghiệt hơn đã tác động lên diện rộng các loại hình sản xuất của tỉnh, trong đó có khoảng 168 ngàn héc-ta nuôi chuyên tôm theo hình thức quảng canh truyền thống. Do hình thức nuôi lạc hậu, độc canh, phụ thuộc nhiều vào môi trường, trình độ quản lý thấp nên đã qua người dân chịu rất nhiều thiệt hại, tổn thất. Cho thấy hình thức nuôi này không còn phù hợp trước biến đổi môi trường, tác động của BĐKH.

nuôi tôm, tôm rừng, tôm lúa, nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm siêu thâm canh

Nhiều người dân vàm Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh sống phụ thuộc vào nguồn lợi ven biển.

Phát huy lợi thế sẵn có của điều kiện tự nhiên, những năm qua, người dân vùng nuôi trồng thuỷ sản Nam Cà Mau phát triển rất mạnh mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loài nhuyễn thể như sò huyết, vọp, cua… đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi. “Sở sẽ kết hợp với các viện, trường cũng như các nhà khoa học và nông dân nghiên cứu, phát triển thêm nhiều đối tượng để nuôi kết hợp với tôm sú, giúp nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Bằng cho biết thêm.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thích hợp để phát triển các loại hình sản xuất khác nhau. Vấn đề là lựa chọn các mô hình sản xuất hiệu quả, thích ứng với BĐKH để nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, giảm sự phụ thuộc vào các hoạt động sinh kế khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả cũng cần thiết lập các chuỗi liên kết, kết nối thị trường để tiêu thụ sản phẩm giúp người dân sản xuất ổn định, từng bước hình thành các vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản Cà Mau.

Nhằm giúp người dân sản xuất thích ứng với BĐKH, Sở NN&PTNT vừa có tờ trình về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể hợp phần dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phòng chống xói lở bờ biển, cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển Cà Mau, thuộc Dự án “chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (ICRSL)”. Trong đó, chủ yếu hỗ trợ sinh kế người dân phía trong đai rừng phòng hộ biển Tây; Xây dựng mô hình sinh kế bền vững vùng Nam Cà Mau; Các hoạt động hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất; Trồng thêm rừng trong vùng nuôi tôm - rừng. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện dự án khoảng 75,36 tỷ đồng.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 01/03/2019
Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:09 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:09 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:09 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:09 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:09 19/04/2024