Sản xuất, xuất khẩu cá tra phải theo nhu cầu thị trường

Thay vì nghiên cứu thị trường rồi sản xuất và bán sản phẩm theo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cá tra trong nước lại sản xuất và bán sản phẩm họ đang có. Đây là điểm yếu của ngành cá tra Việt Nam trong việc khai thác thị trường xuất khẩu.

xuat khau ca tra
Sản xuất và xuất khẩu cá tra phải trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Nhận định trên được một số nhà chuyên môn và doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo “Nhu cầu thị trường - quan điểm của khách hàng và các nhà bán lẻ châu Âu” được tổ chức hôm nay 6-12, tại Cần Thơ.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Xuân Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cho rằng trước giờ doanh nghiệp chỉ sản xuất cái họ muốn, chứ không phải cái thị trường muốn. Theo ông Thịnh, Dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ đang thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long phải đặt mục tiêu làm thay đổi quan điểm của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, làm ra những sản phẩm có giá trị, sát nhu cầu thị trường EU hơn là chỉ tập trung phát triển số lượng và bán sản phẩm thô.

Vậy câu hỏi được đặt ra là nhu cầu thị trường đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, mà cụ thể ở đây là mặt hàng cá tra tiêu thụ ở thị trường EU, ra sao?

Ông Axel Hein, chuyên gia của Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Áo, cho biết thông qua cách đặt câu hỏi tại một hội thảo “Hội đồng sáng tạo” được thực hiện tại Áo đối với một nhóm khách hàng trẻ xem họ khi nghĩ tới cá tra là họ nghĩ tới cái gì? “Và kết quả cho thấy họ nói đây là cá nước ngọt, rẻ nhất, được nuôi với số lượng cực lớn hàng năm, đặc biệt cá này không có xương (đã được phi-lê), có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có thể tìm mua được trong các tủ đông tại các siêu thị”, ông Hein cho biết.

Theo ông Axel Hein, do đặc điểm cá không xương, nên có thể đưa thành phần cá tra vào các loại thức ăn dành cho trẻ con, thay vì sử dụng các thành phần khác không phải là cá tra để chế biến như hiện nay. Ngoài ra, có thể làm ra các món như chiên áp chảo cá tra với nhiều loại nước sốt lên bề mặt; cá tra viên vị bạc hà hay các loại cá tra dạng đóng gói…

Theo ông Axel Hein, ở trên là những gợi ý sản phẩm doanh nghiệp có thể phát triển và bán ở thị trường EU. Thế nhưng, trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp cá tra Việt Nam hầu như chỉ cung cấp mỗi sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh sang EU.

Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm mới, để phát triển cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, theo vị chuyên gia đến từ WWF tại Áo nên tăng cường công tác truyền thông thông qua kênh YouTube để giới thiệu các thông tin về phương pháp nuôi, cách thức chế biến hoặc mời những đầu bếp nổi tiếng để họ chế biến các món ăn từ cá tra, giới thiệu cá tra để thuyết phục người tiêu dùng EU…

Ông Axel Hein, cũng cho rằng cần phải cải tiến bao bì sản phẩm, chuyển từ bao bì nhựa sang giấy; những thông tin đưa lên bao bì người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và phải chính xác; phải cải thiện mức thu hút trên bao bì; bổ sung các công thức chế biến thức ăn trên bao bì…

Trong khi đó, ông Robert Herman, Giám đốc điều hành Công ty Yuu’n Mee (Áo) khuyên các doanh nghiệp phải xây dựng và tạo được sản phẩm cá tra có chất lượng tuyệt hảo, bởi như vậy cá tra Việt Nam mới có thể tiếp cận được các nhóm đối tượng khách hàng ở đẳng cấp cao hơn.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, theo ông Robert Harman, chuyện quan trọng nhất doanh nghiệp cần làm là phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chí, yêu cầu của thị trường đặt ra.

Mục tiêu 50% doanh nghiệp đạt chứng nhận ASC

Theo ông Axel Hein, sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2009 bởi WWF và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm) là một trong những loại sản phẩm được ưu tiên tiêu thụ nhất tại EU. Vì vậy, mục tiêu của dự án SUPA là phấn đấu đến khi kết thúc dự án (tháng 3-2017) có ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến cá tra vừa và nhỏ đạt được chứng nhận ASC.

Được biết, hiện nay chỉ có khoảng 35 trang trại cá tra của doanh nghiệp được cấp chứng nhận ASC, chiếm khoảng 16,3% tổng số doanh nghiệp sản xuất cá tra Việt Nam.

TB Kinh tế Sài Gòn, 07/12/2016
Đăng ngày 07/12/2016
Trung Chánh
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:58 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:58 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:58 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:58 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:58 25/04/2024