Sao không đền bù cho người dân?

Từ khi Dự án kho chứa khí hóa lỏng Hồng Mộc (thuộc xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) triển khai, 12 trại nuôi tôm giống của người dân trong vùng phải ngừng sản xuất. Bên cạnh những hư hại về tài sản khi dự án tiến hành, các chủ trại tôm giống chưa nhận được một khoản đền bù, hỗ trợ nào của chủ đầu tư.

mặt nước biển
Khu vực mặt nước biển mà Doanh nghiệp Hồng Mộc vừa san lấp.

Thiệt đơn, thiệt kép

Ông Trương Ngọc Cường (người có trại nuôi tôm giống ở khu vực này) phản ánh: “Trong khi san lấp mặt bằng để xây dựng kho khí hóa lỏng Hồng Mộc, người ta đã lấp toàn bộ hệ thống ống nhựa dẫn nước và xử lý nước thải của các trại nuôi tôm giống. Toàn bộ hệ thống này được gia đình chúng tôi đầu tư để phục vụ cho việc sản xuất, uớc tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng”.

Không riêng gia đình ông Cường, hiện có 12 trại nuôi tôm giống đều bị chủ đầu tư dự án lấp toàn bộ đường ống dẫn và thải nước. Trong đó, bình quân mỗi trại giống đầu tư ban đầu khoảng trên 40 triệu đồng. Ông Trần Văn Hạnh (phường Ba Ngòi, TP. Cam Ranh) bất bình: “12 trại tôm ở đây bị Công ty Khí hóa lỏng Hồng Mộc lấp hết toàn bộ đường ống, làm cho chúng tôi không thể sản xuất được gần cả năm nay. Thế nhưng không thấy ai đứng ra đền bù cho chúng tôi. Trong khi đó, cuộc sống của các gia đình đều nhờ vào trại tôm này”.  

Được biết, Dự án kho khí hóa lỏng Hồng Mộc có tổng diện tích gần 16,4ha (trong đó, hơn 9ha mặt đất và gần 7,4ha mặt nước) do Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Dịch vụ sản xuất Hồng Mộc (gọi tắt là DN Hồng Mộc) làm chủ đầu tư. Tất cả diện tích này đều nằm trong địa phận xã Cam Thịnh Đông. Khi hình thành, đây sẽ là khu chiết xuất và lưu trữ khí hóa lỏng phục vụ dân dụng, sản xuất công nghiệp của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 6-2013, dự án này bắt đầu khởi động san lấp mặt bằng. Cũng từ thời điểm này, mọi hoạt động sản xuất của người dân bị đình trệ, bởi toàn bộ các trại nuôi tôm giống đều thuộc diện tích bị thu hồi cho kho khí hóa lỏng Hồng Mộc. Tuy nhiên, từ khi được thông báo tới nay, các trại nuôi tôm giống này chưa nhận được bất cứ một khoản đền bù, hỗ trợ nào của chủ đầu tư.

Cần bồi thường, hỗ trợ cho người dân

Sau nhiều lần khiếu nại, đến tháng 1-2014, UBND xã Cam Thịnh Đông mới có công văn trả lời các trại nuôi tôm giống. Theo đó, ông Tạ Hồng Quang - Chủ tịch UBND xã khẳng định: “Trại tôm giống và đường ống dẫn nước mà các hộ sử dụng là tự phát, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng. Qua theo dõi nắm bắt thông tin và kiểm tra thực địa từ ngày 4-12-2012 đến khi UBND thành phố ban hành thông báo thu hồi đất thì các trại này không hoạt động... Do đó, không có căn cứ để UBND xã và DN Hồng Mộc xem xét giải quyết”.

Trước những khẳng định của Chủ tịch UBND xã, những hộ nuôi tôm hết sức bất bình. Khi tiếp xúc với chúng tôi, các chủ trại tôm đã đưa ra nhiều giấy tờ để chứng minh việc họ làm trại nuôi tôm tại xã Cam Thịnh Đông là có thực và được các cấp có thẩm quyền đồng ý. Trong đó, đáng chú ý là tờ trình và sơ đồ vị trí của Phòng Nông nghiệp huyện Cam Ranh (nay là TP. Cam Ranh) đề nghị UBND huyện giao đất cho các hộ để sản xuất tôm giống được lập năm 1994. Bên cạnh đó, các chủ trại còn có các giấy phép hoạt động sản xuất tôm giống tại khu vực Hòn Quy, xã Cam Thịnh Đông được  Sở Thủy sản cấp từ những năm 90.

Với những giấy tờ này, rõ ràng việc Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Đông và DN Hồng Mộc không xem xét đền bù cho người dân là chưa thỏa đáng.

Ông Đào Văn Hòa - Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh cho biết: Dự án kho khí hóa lỏng Hồng Mộc là dự án thực hiện đền bù theo sự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp. Mới đây, UBND thành phố cũng nhận được đơn khiếu nại của các trại tôm. Chúng tôi đã chỉ đạo UBND xã xem xét lại vấn đề này và đang đợi báo cáo. Nếu quả thực người dân có các giấy tờ chứng minh việc sản xuất, chúng tôi sẽ yêu cầu DN Hồng Mộc phải đền bù thỏa đáng cho người dân, không để họ chịu thiệt thòi.

Báo Khánh Hòa, 10/04/2014
Đăng ngày 11/04/2014
Đình Lâm
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:16 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:16 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:16 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:16 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:16 29/01/2025
Some text some message..