Sạt lở nghiêm trọng ở Châu Phong

“Hên là năm nay nước nhỏ, chứ nước lớn chắc không biết đưa dân đi đâu bây giờ”. Chỉ tay về dòng sông Hậu, ông Phạm Đăng Thân, Chủ tịch UBND xã Châu Phong, than thở.

Sat lở đất ven sông
Sat lở đất ven sông

Chúng tôi ghé vùng Châu Phong một ngày trung tuần tháng mười một. Năm nay, con nước lũ từ thượng nguồn chảy về êm ả, là một năm người dân xứ Châu Phong an toàn khỏi lo chèo chống, vất vả chuyện lo chỗ ở. Thế nhưng, nhiều bà con ở đây vẫn canh cánh nỗi lo sạt lở. Ghé thăm nhà chú Vương Văn Kim, người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vùng sạt lở, nghe chú than mà nhói lòng. Khoảng 6 giờ 15 phút ngày 25-9-2011 âm lịch, nước sông Hậu sôi sùng sục. Nhiều người nuôi bè cá la toáng “Trời ơi, coi chừng lở đất”, rồi mạnh ai nấy tháo dây neo cho bè cá trôi ra. Nhà chú Kim nằm ở khu vực ấp Hòa Long, xã Châu Phong chẳng kịp di dời đồ đạc đã bị “hà bá” nuốt chửng nguyên căn. Chú Kim chua xót: “Nguyên căn nhà 1 trệt 1 lầu mà chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút bị lọt ùm xuồng sông. Cả nhà tui 4 người chỉ lo tháo chạy ra ngoài chứ đồ đạc không lấy được món gì. Khi nhà chìm rồi, một số đồ trôi lềnh bềnh nhờ bà con vớt giùm, chứ tui cũng hổng còn tâm trí mà vớt nỗi”.

Cả khu vực của xã Châu Phong gồm ấp Vĩnh Lợi 1, Vĩnh Lợi 2, Vĩnh Tường 1, Phũm Soài, Hòa Long, Châu Giang đều bị ảnh hưởng bởi sạt lở. Ông Phạm Đăng Thân, Chủ tịch UBND xã Châu Phong cho biết, toàn xã hiện còn 67 căn nhà cần di dời khẩn cấp và gần 300 căn có nguy cơ sạt lở phải tính toán di dời ngay. Chạy dọc Tỉnh lộ 953 khu vực từ chùa Chăm Châu Phong đến đoạn gần UBND xã Châu Phong có rất nhiều điểm đang cảnh báo sạt lở. Ông Thân cho biết, xã đang thực hiện bồi hoàn, giải phóng mặt bằng để làm con đường tránh của Tỉnh lộ 953, chứ đoạn này sẽ bị sạt lở trong nay mai.

Theo nhiều người dân sống lâu năm ở đây cho biết, khu vực này nằm ở ngã ba sông, nhiều năm nay được bồi lắng nhưng từ năm 2010 đến nay bắt đầu xảy ra sạt lở và uy hiếp nghiêm trọng đến đất đai, nhà cửa của người dân. Ông Thân còn nhớ, lần sạt lở đầu tiên xảy ra vào đêm 2-9-2011 làm 16 căn nhà phải di dời khẩn cấp. Rồi ngày 13-10-2011, sạt lở phải di dời khẩn cấp 13 ngôi nhà của người Chăm ở ấp Phũm Soài, ngày 22-10-2011 sạt lở tiếp tục uy hiếp phải di dời 16 ngôi nhà ở ấp Hòa Long… Không dừng lại ở đó, đoạn đường liên xã Châu Phong-Long An cũng đang bị đe dọa bởi tình trạng sạt lở. Người dân ở đây bất lực khi nhìn cảnh đất đai, vườn tược đổ ụp xuống sông. Ông Hòa (một người dân ở ấp Vĩnh Lợi 2) than thở: Ngày xưa đất bồi ra hơn 200 thước, còn mấy năm nay bắt đầu sạt lở nặng nề. Chẳng bao lâu thì con lộ liên xã này (lộ Châu Phong- Long An) cũng sẽ lọt xuống sông thôi!

Hiện nay, lãnh đạo xã Châu Phong cũng đang trông đứng trông ngồi chờ vốn để xây dựng khu dân cư bố trí cho dân vào ở. Theo Sở Tài nguyên- Môi trường An Giang, lòng sông hậu ở đoạn này có hình chữ V, đáy lệch về phía xã Châu Phong, càng về hạ nguồn đáy sông càng áp bờ. Khu vực này còn nhiều hố xoáy có cao trình -35m có khả năng đào khoét đường bờ. Do vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường phối hợp trong cảnh báo, hướng dẫn và tạo điều kiện để người dân di dời đến nơi ở an toàn, nhằm giảm thiểu những sự cố đáng tiếc xảy ra…

baoangiang.com.vn
Đăng ngày 08/11/2012
HỮU HUYNH
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:50 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 11:50 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 11:50 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:50 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 11:50 17/02/2025
Some text some message..