Sau sự cố Formosa, "Nghề nuôi tôm ven biển sắp chết rồi!"

"Không phải chỉ mỗi ngư dân vươn khơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố Formosa xả thải ra biển, chúng tôi – những doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi tôm ven biển cũng đang lao đao vì tôm thu hoạch không bán được.

nuoi tom khong lon
Nông dân Hà Tĩnh méo mặt vì tôm nuôi không lớn, giá rớt thê thảm.

“Không phải chỉ mỗi ngư dân vươn khơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố Formosa xả thải ra biển, chúng tôi – những doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi tôm ven biển cũng đang lao đao vì tôm thu hoạch không bán được, số đang nuôi thì sống dặt dẹo, không lớn nổi”, chủ một doanh nghiệp nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh than thở.

Hơn 3 tháng qua, cả người dân mưu sinh dưới biển lẫn trên bờ ở tỉnh Hà Tĩnh sống trong nỗi hoang mang, lo sợ tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải từ Cty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa thải ra.

Mới đây, PV NNVN trở lại các vùng nuôi tôm ven biển tại thị xã Kỳ Anh, các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà... tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân sau thảm họa môi trường. Một cảnh tượng chung mà chúng tôi ghi nhận được là cảnh đìu hiu, nham nhở ở các ao nuôi, còn trên bờ, chủ ao tôm từng là các “đại gia” nay cũng ngồi bệt xuống bờ cát mà than “nghề nuôi tôm ven biển sắp chết rồi”.

“Trùm” nuôi tôm trên cát Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Cty TNHH Sao Đại Dương ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà cho biết, từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của sự cố môi trường, hoạt động nuôi tôm trên cát của Cty bà lâm vào cảnh “sống dở chết dở”. Nếu so với cùng kỳ các năm, thời điểm này Cty bà phải thu hoạch được 300 – 400 tấn tôm, tuy nhiên năm nay mới thu được khoảng 70 – 80 tấn. Vấn đề đáng ngại nhất ngoài sản lượng tôm sụt giảm là việc giá tôm rớt thê thảm chưa từng có từ trước tới nay.

“Bây giờ hàng rất khó bán vì người tiêu dùng sợ tôm bị nhiễm độc. Như năm ngoái giá tôm dao động mức 270.000 – 280.000đ/kg nhưng năm nay bán 120.000 – 130.000đ/kg cũng chẳng có người mua. Doanh thu năm nay của Cty chúng tôi sụt giảm khoảng 20 tỷ đồng so với các năm trước”, bà Hạnh thở dài nói.

Cũng theo Giám đốc Hạnh, Cty của bà có truyền thống nuôi tôm trên cát gần chục năm nay, hàng năm giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 70 lao động với đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Số công nhân này đã vào sinh ra tử với Cty, am hiểu nghề nuôi tôm nên bây giờ Cty thua lỗ khiến đời sống của họ và gia đình cũng lâm vào cảnh khó khăn.

Bà Hạnh viện dẫn thực tế, Cty TNHH Sao Đại Dương thuê 120ha đất cát ở xã Thạch Trị để nuôi tôm trên cát; trong đó, diện tích mặt nước nuôi trồng hàng năm là 50ha. Những năm trước Cty này nuôi theo hình thức cuốn chiếu, tháng nào tôm cũng cho thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay Cty mới chỉ thu hoạch được 1 vụ. Nếu đúng quy trình nuôi, thời điểm này Cty đã vào chính vụ thu hoạch vụ thứ 3. Tuy nhiên, do tác động của môi trường nước; giá cả buộc Cty phải tạm dừng sản xuất.

“Thời kỳ này không chỉ Cty Sao Đại Dương mà các hộ tôm ven biển đều không dám thả nuôi. Giữa tháng 6 vừa rồi chúng tôi lấy nước biển đưa vào hồ nuôi được vài hôm thì tôm thối mang, chết bất đắc kỳ tử. Các cơ quan chức năng cũng đến lấy mẫu xét nghiệm kết luận do môi trường nuôi, nhưng thực tế tôi biết đó là do nước biển. Bởi trước đây cấp nước vào hồ là tôm ăn khỏe, phát triển nhanh nhưng nay cấp nước vào thì tôm chết ngay. Một số ao nuôi xử lý nước tốt, tôm có sống cũng không phát triển được. Cụ thể, trước đây tôm nuôi 70 – 80 bình quân 30 – 40 con đạt 1kg; nay phải 110 – 120 con mới đạt 1kg”, bà Hạnh cho biết thêm.

Chung cảnh ngộ, hộ ông Phan Đình Diện, vùng nuôi tôm Bình Hà, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà có 2,3ha nuôi tôm thẻ chân trắng cũng đang lâm vào cảnh bi đát.

Ông Diện khẳng định, do ảnh hưởng của việc xả thải ở Formosa nên khi lấy nước vào ao phải xử lý qua rất nhiều công đoạn, thậm chí sau khi xử lý tôm nuôi cũng không lớn nổi. “Vừa rồi tôm thu hoạch không bán được, giá cả thì rớt thảm hại dẫn đến thua lỗ nên vụ này tôi chưa thả nuôi”, ông Diện nói.

Bà Nguyễn Thị Duyên, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Lộc Hà cho hay, đến thời điểm này toàn huyện Lộc Hà thả nuôi được 85/kế hoạch 120ha tôm. Nguyên nhân khiến diện tích tôm thả nuôi chưa đạt phần lớn vì người dân e ngại nguồn nước chứa độc tố và giá tôm sụt giảm. Các vùng nuôi như Thạch Bằng, Thạch Mỹ, Hộ Độ... hầu hết người dân thả nuôi không hết diện tích.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Cty TNHH Sao Đại Dương: “Trong vụ việc Formosa xả thải các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm ven biển gánh chịu thiệt hại rất lớn. Vì vậy Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng như chúng tôi, đồng thời, sớm đưa ra khuyến cáo chính xác về độ an toàn của nước biển để người dân an tâm tiếp tục nuôi trồng”.

Báo Nông Nghiệp VN, 26/07/2016
Đăng ngày 27/07/2016
Thanh Nga
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:35 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 08:35 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 08:35 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 08:35 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 08:35 15/06/2025
Some text some message..