Sẽ có phương pháp mới phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu

Nội dung này vừa được Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết triển khai Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang).

Sẽ có phương pháp mới phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu
Kiểm soát ngăn chặn hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu

Theo đó, ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt, Bộ NN&PTNT đã tổ chức triển khai cho 4 tỉnh trọng điểm là Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT.

Để thực hiện Đề án này, Bộ đã xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Thủy sản sửa đổi, trong đó quy định rõ hành vi đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại - một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Cùng đó, Bộ cũng ban hành Thông tư về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Nội dung Thông tư đã bám sát yêu cầu của Đề án để khắc phục các bất cập, phù hợp và thuận lợi hơn cho hoạt động kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về tạp chất của các cơ quan chức năng, trong đó đã quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện việc kiểm tra, xử lý khi phát hiện tạp chất.

Đặc biệt, phương pháp phát hiện tạp chất mới đã được rà soát, hoàn thiện, khắc phục các bất cập của phương pháp cũ, có thể kiểm tra hữu hiệu để khẳng định tạp chất trong tôm và tôm đông lạnh.

Báo cáo của NAFIQAD cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, đoàn công tác liên ngành của Bộ NN&PTNT, Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra đột xuất 14 cơ sở sản xuất kinh doanh tôm tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hà Nội và Thanh Hóa, phát hiện, bắt quả tang và xử lý 8 cơ sở thu mua, sơ chế và 1 doanh nghiệp chế biến tôm có chứa tạp chất; tổng số tiền phạt hơn 400 triệu đồng. Riêng 4 tỉnh trọng điểm, kiểm tra 327 lượt, phát hiện 118 cơ sở vi phạm bơm tạp chất vào tôm, số lượng gần 24.000 kg, số tiền xử phạt lên đến gần 3,7 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, để thực hiện tốt Đề án thời gian tới, các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT, các địa phương cần khẩn trương thực hiện đầy đủ, quyết liệt các nội dung đã được phân công. Tiếp tục tổ chức thêm các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành đột xuất các cơ sở thu mua, sơ chế, triệt phá các tụ điểm phức tạp về hành vi vi phạm đưa tạp chất vào tôm và xử lý điểm một số vụ vi phạm tạo sức răng đe, thậm chí rút giấy phép. Cùng đó, tăng cường biện pháp xem xét, xử lý trách nhiệm của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng vi phạm trên địa bàn.

Cũng trong đợt này, đại diện bộ, ngành và những địa phương trọng điểm đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất.

TSVN
Đăng ngày 24/07/2018
PV
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 08:50 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 08:50 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:50 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 08:50 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 08:50 18/12/2024
Some text some message..