Sẽ dừng hẳn nuôi thủy sản ở đầm Thủy Triều - Khánh Hòa

Cùng với việc vận động người dân dừng nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong khu vực đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) còn siết chặt công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng lồng, bè từ TP. Cam Ranh được di dời vào khu vực đầm.

Sẽ dừng hẳn nuôi thủy sản ở đầm Thủy Triều - Khánh Hòa
Đến ngày 31-12, đầm Thủy Triều sẽ không còn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên lồng bè.

Ngăn chặn lồng bè từ TP. Cam Ranh

Thời gian gần đây, do việc thắt chặt quản lý lồng bè tự phát của chính quyền các địa phương nên nhiều lồng bè NTTS từ TP. Cam Ranh đã ồ ạt di dời vào đầm Thủy Triều thuộc địa phận huyện Cam Lâm để tránh né cơ quan chức năng, tiếp tục nuôi trồng. Trước thực tế đó, UBND huyện Cam Lâm đã triển khai kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật đối với các hộ nuôi lồng, bè mới phát sinh trong năm 2019 và các lồng bè di dời từ TP. Cam Ranh đến đầm Thủy Triều neo đậu. Theo đó, các lồng bè từ TP. Cam Ranh di dời về sẽ bị lập biên bản, yêu cầu người nuôi tháo dỡ. Với các hộ nuôi trồng tại đầm thì tiến hành vận động tháo dỡ, dừng hoạt động nuôi trồng lồng bè.

Trung tá Nguyễn Thành Đồng - Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cam Hải Đông cho biết, ranh giới mặt nước trên đầm Thủy Triều thuộc địa phận huyện Cam Lâm nằm cách cầu Long Hồ khoảng 1 hải lý. Người NTTS ở TP. Cam Ranh thường lợi dụng lúc nửa đêm hoặc thứ Bảy, Chủ nhật để di dời lồng bè vào đầm Thủy Triều. Nếu không kịp thời ngăn chặn, những lồng bè này sẽ đi sâu vào khu vực đầm tại các xã: Cam Hải Tây, Cam Hòa, việc xử lý sẽ khó khăn hơn nhiều. Chính vì vậy, đơn vị đã cắt cử lực lượng theo dõi, kịp thời phát hiện và xử lý. Theo đánh giá, 6 tháng đầu năm, tần suất các lồng bè di chuyển vào đầm Thủy Triều tương đối nhiều. Khi phát hiện các trường hợp này, đơn vị lập tức yêu cầu chủ lồng bè di dời ra khỏi khu vực đầm, nếu không chấp hành sẽ lập biên bản phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện để xử lý.

Dừng hẳn việc nuôi trồng vào cuối năm 2019

Theo thống kê, tính đến tháng 4, toàn huyện Cam Lâm có 92 hộ nuôi lồng bè, gồm 263 lồng nuôi cá, 64 bè. Những lồng bè này tập trung tại các xã: Cam Hải Đông (78 hộ nuôi), Cam Hải Tây (6 hộ), Cam Thành Bắc (3 hộ) và thị trấn Cam Đức (5 hộ). Bên cạnh đó, có 1 nhà bè và 6 bè nuôi di dời từ TP. Cam Ranh về.

Theo ông Lê Đình Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đối với các lồng bè của người dân hình thành trước năm 2019, các địa phương đã tiến hành làm việc, lập biên bản với các chủ nuôi, cam kết tháo dỡ trước ngày 31-12. Riêng đối với các lồng bè di dời từ TP. Cam Ranh về, địa phương đã lập biên bản, yêu cầu các chủ bè di chuyển hoặc tháo dỡ ra khỏi khu vực. Đến nay, 1 nhà bè và 4 bè nuôi đã di dời ra khỏi khu vực đầm; 2 bè còn lại đã cam kết tháo dỡ, di dời. Trong năm 2019, địa phương đã thắt chặt việc phát sinh mới các lồng bè trên đầm Thủy Triều, vì vậy người dân đã chấp hành, không đóng mới.

Theo kế hoạch, đến ngày 31-12, đầm Thủy Triều sẽ không còn hộ NTTS theo quy hoạch vùng nuôi trồng của UBND tỉnh. Thay vào đó, sẽ tập trung việc phát triển du lịch sinh thái nhằm phát triển du lịch địa phương. Từ nay đến cuối năm, triển khai theo kế hoạch của UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các xã có biển tiếp tục tuyên truyền, vận động và tiến hành lập biên bản cam kết, đề nghị các hộ dừng hẳn việc nuôi trồng và tháo dỡ lồng bè trước ngày 31-12. Bên cạnh đó, kịp thời ngăn chặn việc các lồng bè từ TP. Cam Ranh về neo đậu trên khu vực đầm Thủy Triều.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 05/08/2019
Vĩnh Thành
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 22:53 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 22:53 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 22:53 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:53 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 22:53 23/12/2024
Some text some message..