Sẽ quy định hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản

(TBKTSG Online) – Trong tháng 8 tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tiếp tục làm việc với Nhật Bản về quy định kiểm tra dư lượng Ethoxyquin, đồng thời, Bộ cũng sẽ đưa ra quy định về việc sử dụng và hàm lượng chất này trong thức ăn thủy sản tại Việt Nam.

granules

 

Đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát trong buổi họp về công tác quản lý chất lượng và vật tư nông nghiệp ngày 20-7 tại Hà Nội.

Ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho hay, trước tình hình Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường 30% lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin, Bộ NN&PTNT đã có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng thức ăn, thời gian thu hoạch và tăng cường kiểm soát Ethoxyquin trong sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản và thủy sản.

Đồng thời, Bộ đã cử đoàn công tác sang Nhật Bản để thảo luận, đề nghị phía bạn xem xét lại quy định “quá mức cần thiết” về kiểm tra hóa chất kháng sinh trong thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như tại EU và Hoa Kỳ.

Vừa qua, phía Nhật Bản cũng đã nới lỏng kiểm soát chất Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, khi lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra đối với một số lô hàng tôm xuất sang Nhật Bản vẫn thấy có tồn dư nên phía bạn lại siết chặt kiểm tra.

Theo ông Hào, từ ngày 18-5 vừa qua, Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm. Tuy nhiên, Ethoxyquin không phải là chất kháng sinh gây nguy hại. Chất này được dùng rộng rãi làm chất chống oxy hóa trong sản phẩm bột cá và là thành phần chính của thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, Nafiqad sẽ tiếp tục làm việc với phía Nhật để nâng mức giới hạn này lên 100 lần so với hiện nay.

Bộ trưởng Phát cho hay, sau khi làm việc với phía Nhật Bản, Cục cần thông tin rõ ràng cho doanh nghiệp xem liệu phía Nhật có nâng giới hạn hay không? Tần suất kiểm tra thế nào? Và sẽ nới lỏng trong thời điểm nào? Để tránh trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu tôm có nhiễm chất Ethoxyquin vượt ngưỡng cho phép, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Kinh tế Sài Gòn Online
Đăng ngày 21/07/2012
Thùy Dung

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 10:08 05/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:56 05/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 10:54 04/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 10:00 04/07/2024

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 00:34 06/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:34 06/07/2024

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 00:34 06/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:34 06/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 00:34 06/07/2024
Some text some message..