Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
Tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng. Ảnh: Tép Bạc

Bệnh được phát hiện nhiều trên các ao tôm nuôi đã nhiễm hội chứng phân trắng, EHP không gây chết tôm nhưng gây tổn thương trên các ống gan tụy, giảm sức đề kháng tăng nguy cơ tôm bị nhiễm thứ phát các tác nhân gây bệnh khác làm chết tôm. Tôm nhiễm EHP có thể tăng tính mẫn cảm với một số bệnh: Đốm trắng (WSSV), Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND),… và tỉ lệ chết có thể lên đến 100% trong khoảng thời gian ngắn. Có tốc độ lây lan nhanh theo đường truyền dọc và truyền ngang.

Triệu chứng

Tôm bị bệnh EHP không có bệnh tích điển hình. Đối với các ao bị nhiễm EHP, tôm thường có kích cỡ không đồng đều sau khoảng 25 ngày thả nuôi. Tăng trưởng của tôm chỉ đạt từ 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh. 

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán lâm sàng

Do bệnh không có triệu chứng, bệnh tích điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính hỗ trợ định hướng trong quá trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

Tôm
Tôm nhiễm bệnh có kích thước không đồng đều. Ảnh: NT

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Phương pháp mô bệnh học; phương pháp sinh học phân tử đang được sử dụng chẩn đoán nhanh đối với bệnh do EHP. 

Cục Thú y đã ban hành Tiêu chuẩn cơ sở số 03:2016/TY-TS, chẩn đoán bệnh do EHP bằng phương pháp PCR đã và đang được áp dụng tại các phòng xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật của Cục Thú y.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh do EHP là bệnh ký sinh trùng nội bào, đến nay chưa có thuốc điều trị, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh là không hiệu quả; việc lạm dụng kháng sinh làm cho tôm chậm lớn và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. 

Đối với cơ sở sản xuất tôm giống

- Ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở và mầm bệnh từ cơ sở (nếu có) ra ngoài môi trường; 

- Nguồn thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ: đảm bảo không nhiễm EHP và các bệnh khác trên tôm theo quy định;

- Tôm giống (Postlarvae): Thực hiện xét nghiệm bệnh đảm bảo không bị nhiễm EHP trước khi xuất bán và thực hiện kiểm dịch theo quy định;

- Nguồn nước nuôi: khử trùng nước nuôi trước khi đưa vào sử dụng;

- Có quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc, bảo đảm hiệu quả khử trùng (bảo hộ, hố khử trùng, khử trùng định kỳ,…);

- Khi phát hiện lô tôm giống dương tính với EHP, tiến hành các biện pháp phòng chống theo quy định;

- Xử lý ổ dịch phải đảm bảo: Toàn bộ dụng cụ, phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bể nuôi,.. phải được khử trùng bằng chất sát trùng và phương pháp phù hợp; nước trong ao bệnh phải được xử lý bằng Chlorine nồng độ 30 ppm, ngâm trong 5 ngày trước khi xả ra ngoài môi trường.

Đối với cơ sở nuôi tôm thương phẩm 

- Xử lý ao sau mỗi vụ nuôi;

- Cải tạo đáy ao;

- Xử lý nước ao nuôi;

- Con giống đảm bảo không nhiễm EHP cũng như các tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác;

- Trong quá trình nuôi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để quản lý ao tôm, tuyệt đối không thực hiện san thưa tôm từ ao bệnh sang ao khác trong toàn bộ quá trình nuôi để tránh làm lây nhiễm bệnh từ ao này sang ao khác;

- Khi phát hiện tôm chết bất thường hoặc có biểu hiện chậm lớn khoảng 25 ngày sau thả nuôi, chủ cơ sở thực hiện khai báo với cơ quan thú y của địa phương theo quy định. 

- Xử lý ổ dịch phải đảm bảo: Toàn bộ dụng cụ, bể nuôi... phải được khử trùng bằng chất sát trùng; nước trong ao bệnh phải được xử lý bằng Chlorine nồng độ 30 ppm, ngâm trong 5 ngày trước khi xả ra ngoài môi trường; các chất cặn bã, bùn đáy ao,.. trong quá trình nuôi phải được thu gom và xử lý tại khu vực riêng.

Đăng ngày 05/07/2024
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 05:29 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 05:29 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 05:29 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 05:29 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 05:29 22/11/2024
Some text some message..