Sê San được mùa cá

Sê San là một trong những dòng sông lớn của khu vực Tây nguyên, chảy qua hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum trước khi tới hạ lưu phía Campuchia. Nhiều người dân làm nghề ngư phủ sống dọc sông Sê San năm nay trúng đậm mùa cá. Họ đánh bắt được nhiều loại cá như sọc dưa, cá lăng, không ít con lên đến hơn 20 kg.

Sê San được mùa cá
Cá sọc dưa được đánh bắt từ sông Sê San ẢNH: TRẦN HIẾU

Là dòng sông lớn với chiều dài hơn 200 km, lưu vực rộng, nguồn thức ăn phong phú nên ở đây có nhiều loại cá lớn như cá lăng, sọc dưa… Đặc biệt, con sông này còn có cả cá anh vũ, tương truyền là loài cá tiến vua ngày xưa.

Năm nay, nhiều ngư phủ sống dọc sông Sê San được mùa cá. Họ đánh bắt được một số lượng lớn cá mè dinh, cá dầm xanh, cá sọc dưa… Ông Rơchâm Tít, một ngư phủ ở H.Chư Pah, nói: “Năm nay không hiểu sao cá sọc dưa, cá lăng lại nhiều. Vài năm trước thấy cá bắt được ít đi, ai ngờ. Đám trai làng đi câu, làm lưới cả đêm. Có đứa kiếm được cả vài triệu đồng mỗi đêm khi trúng vài con cá sọc dưa. Mà cá to lắm, 15 - 17 kg/con, có con nặng cả 20 kg. So với hàng chục năm trước thì vẫn chưa là gì vì hồi đó có con lên đến gần 50 kg. Nhưng vậy là tốt rồi. Đây là loại cá kiếm mồi ở tầng sâu, nơi nước sạch. Môi trường không bẩn chúng mới phát triển. Nó cũng chứng tỏ sông vẫn là nơi cho nhiều loài cá sinh sản tốt”.

Cá nhiều, dọc hai bên dòng Sê San chòi câu được dựng lên san sát. Đó là nơi trú ngụ của những thợ săn cá lăng xuyên đêm với hàng chục lưỡi câu rải dọc theo bờ sông. Ở đó có những thợ câu gắn bó vài chục năm nay với dòng Sê San và cá lăng trở thành sản vật nuôi sống gia đình, là tiền cho con cái đi ăn học...

Trong khi đó, tại các bến đò, những ngày này cứ sáng sớm là thương lái lớn lại tìm đến mua cá sọc dưa, cá lăng tươi ngon về cung cấp cho nhà hàng ở TP.Pleiku và chuyển đi các tỉnh. Cá mới đánh lưới, câu về còn sống được bỏ vào bao bơm ô xy nên có thể sống cả ngày. Số khác được cấp đông để đảm bảo vị ngon của thịt cá trong thời gian chờ thương lái đến mua.

Chị Anh, một chủ hàng chuyên buôn bán các loại cá sông Sê San ở làng Jăng Blo, xã Ia Khai, H.Ia Grai (Gia Lai), cho biết: “Mới rạng sáng là các ngư phủ đã đem cá tới, đập cửa gọi. Cá gom được chỉ bỏ lại một ít bán cho người dân trong vùng, còn lại gửi theo xe đi hết vì hàng đã được đặt trước”. Hiện giá cá sọc dưa mua từ vựa có giá 200.000 đồng/kg, cá lăng, cá dầm xanh 250.000 đồng/kg…

Được mùa cá thì vui nhưng cũng là điều đáng lo, đó là cách khai thác nguồn lợi thủy sản theo kiểu tự phát của nhiều người sẽ kéo theo hệ quả: nguồn cá quý đang có nguy cơ tụt giảm cả về số lượng lẫn trọng lượng mỗi con cá bắt được. Nếu không có những biện pháp khai thác hợp lý, những loại cá này sẽ nhanh chóng trở thành của hiếm trên dòng Sê San…

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 06/12/2018
Trần Hiếu
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 09:19 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 09:19 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:19 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:19 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 09:19 07/05/2024