Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Sau một thời gian dài phải “treo” ao do giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giảm, hiện bà con nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang tập trung cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Nhằm giảm rủi ro cho người nuôi tôm, địa phương và ngành chức năng đang siết chặt quản lý chất lượng tôm giống…

Tôm giống
Lấy mẫu kiểm tra con giống trước khi xuất trại ở một cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn huyện Đông Hải. Ảnh: C.L

Bất an với chất lượng tôm giống

Đầu vụ tôm năm 2020, nhiều diện tích tôm nuôi của bà con nông dân bị thiệt hại trắng. Bên cạnh nguyên nhân chính là thời tiết nắng nóng bất thường thì có một nguyên nhân nữa do nguồn tôm giống kém chất lượng. Anh Trần Phi Sơn (xã Long Điền, huyện Đông Hải) cho biết: “Bà con rất quan tâm đến khâu chọn giống, bởi nó quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp người nuôi tôm vì ham giá rẻ mà mua nguồn tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc về thả nuôi để rồi phải chịu cảnh thua lỗ, “treo” ao. Mỗi khi bắt tay vào vụ nuôi mới, tôi đều mang mẫu tôm đi kiểm tra trước khi quyết định thả nuôi”.

Với gần 200 cơ sở sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 20 tỷ con giống, chiếm 40% sản lượng tôm giống của vùng ĐBSCL và 15% của cả nước, có thể nói, Bạc Liêu là trung tâm sản xuất tôm giống lớn trong khu vực ĐBSCL cũng như cả nước. Tuy nhiên, do diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh lớn nên với số lượng tôm giống như trên vẫn chưa đủ cung ứng mà phải mua thêm con giống từ các tỉnh, thành khác mỗi khi bước vào vụ nuôi mới. Trong khi đó, tôm giống quyết định rất lớn đến việc thành công hay thất bại của vụ nuôi. Vì thế, ngay đầu vụ tôm này, ngành Nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm bền vững.

“Sở NN&PTNT hiện đang tăng cường quản lý tốt các khâu sản xuất đầu vào (con giống, thuốc nuôi trồng thủy sản…) để giúp bà con nuôi tôm có thể phục hồi lại sản xuất sau khi dịch COVID-19 tạm lắng. Trong đó, đáng chú ý nhất là khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng tôm giống để tránh thiệt hại cho bà con do mầm bệnh có sẵn từ nguồn tôm giống. Đồng thời, Sở NN&PTNT cũng thành lập các đội kiểm tra liên ngành về lĩnh vực này và kiên quyết xử lý những

Khó quản lý tôm giống nhập tỉnh

Tôm giống kém chất lượng thường ẩn chứa mầm bệnh, khi điều kiện thời tiết thích hợp mầm bệnh bùng phát, đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao làm cho tôm nuôi bị thiệt hại. Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt nguồn con giống sản xuất tại chỗ cũng như con giống nhập tỉnh, các địa phương có diện tích nuôi lớn như: Hòa Bình, Đông Hải, TP. Bạc Liêu cũng đã thành lập tổ quản lý giống tôm để kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển tôm giống vào vùng nuôi. Theo đó, tổ quản lý có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các lô tôm giống đưa về ương dưỡng, thả nuôi trên địa bàn.

Bên cạnh việc xử lý các trường hợp vi phạm, vận chuyển, sử dụng giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định…; ngành chức năng còn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, ký cam kết yêu cầu các cơ sở kinh doanh tôm giống, nuôi tôm chấp hành các quy định về kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh thú y, quản lý chất lượng tôm giống, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, nêu cao vai trò của các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ cộng đồng vùng nuôi trong việc kiểm soát chất lượng con giống thả nuôi, kịp thời thông tin với chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành về các trường hợp vi phạm, vận chuyển, sử dụng giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc…

Tuy nhiên, theo ngành Nông nghiệp thì khó khăn hiện nay là khâu giám sát chất lượng tôm giống ngoài tỉnh, bởi theo quy định, với tôm giống nhập từ tỉnh ngoài vào, việc kiểm dịch hoàn toàn do phía tỉnh xuất giống thực hiện. Các lô tôm giống nhập từ ngoại tỉnh vào chỉ cần có giấy kiểm dịch là đủ điều kiện lưu hành. Với quy trình trên, nếu phía xuất giống không làm kỹ khâu kiểm dịch thì tôm giống nhập về sẽ có nguy cơ cao về nhiễm dịch bệnh, nhất là trong tình hình hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh nguy hiểm trên tôm, gây thiệt hại cho người nuôi. Hiện việc kiểm tra, kiểm soát tôm giống mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra lô tôm giống đó có giấy kiểm dịch, có đúng kích cỡ và đồng đều như công bố không; môi trường nước trong túi nylon chứa tôm có bị chênh lệch lớn về nhiệt độ hoặc độ mặn không…, chứ chưa thực hiện được việc xét nghiệm bệnh trên tôm. Đây là khó khăn khách quan, do vậy bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, người nuôi tôm phải hết sức thận trọng trong khâu chọn mua con giống, không nên vì ham giá rẻ mà mua con giống kém chất lượng.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 16/06/2020
Khôi Nguyên
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 06:16 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 06:16 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:16 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 06:16 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:16 17/04/2024