So sánh dinh dưỡng giữa cá sông và cá biển

Cá sông và cá biển là những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất phổ biến trong ẩm thực. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt về thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Dưới đây là nội dung so sánh dinh dưỡng của cá sông và cá biển cho bạn tham khảo.

Cá biển
Tổng quan về cá biển

1. Tổng quan về hai loại cá sông và cá biển

1.1 Tổng quan về cá biển

Cá biển bao gồm các loài cá như: cá ngừ, cá trích, cá mòi,... đa phần đều thuộc nhóm thịt đỏ và có kích thước lớn, chứa nhiều iot, kẽm và sắt. Thịt cá biển giúp cơ thể tăng cường sản xuất máu và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. 

Ngoài ra, cá biển cũng là một nguồn giàu iot tự nhiên, vượt trội hơn so với việc bổ sung iot từ muối iot tổng hợp. Giúp cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ và ngăn ngừa bệnh tuyến giáp.

Ăn cáCá biển có nhiều hàm lượng vi khoáng hơn so với cá sông

1.2 Tổng quan về cá sông

Cá sông (hay còn gọi là cá nước ngọt) đa phần thuộc nhóm thịt trắng, bao gồm các loài cá: cá chép, cá trắm, cá lóc, cá basa,... Mặc dù cá sông ít chứa sắt và iot hơn, nhưng lại chứa nhiều Axit amin thiết yếu. Những Axit amin này rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và kích thích hệ miễn dịch lành mạnh của cơ thể.

Cá sôngCá sông (hay còn gọi là cá nước ngọt) 

Vậy cá nước ngọt và cá nước mặn ta nên ăn loại cá nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua nội dung so sánh chi tiết dưới đây.

2. So sánh dinh dưỡng của cá sông và cá biển

2.1 Hàm lượng calo

Xét về khả năng cung cấp năng lượng, cá nước mặn thường có lượng calo cao hơn so với cá sông. Tuy nhiên, khi xét về hàm lượng chất béo và không có cholesterol, cả hai loại cá đều tương đương nhau.

Cụ thể, đối với cá sông như cá tra và cá basa có khả năng cung cấp năng lượng cao nhất khoảng 1.245 - 1.700 calo/kg. Trong khi đó, cá nước mặn như cá ngừ, cá thu và cá trích có khả năng cung cấp năng lượng cao nhất khoảng 1.500 - 23.000 calo/kg.

2.2 Hàm lượng Axit amin

Hàm lượng Axit amin trong cá nước mặn được cho là tốt hơn so với cá sông. Cụ thể như sau: 

Đối với cá sông, tổng hàm lượng 17 Axit amin dao động từ 6.12% đến 19.52%. Trong số đó, cá rô phi có hàm lượng Axit amin cao nhất, trong khi cá trắm có hàm lượng thấp nhất.

Cá nước mặn có đầy đủ 17 loại Axit amin và hàm lượng dao động từ 13% đến 21%. Các loại cá giàu Axit amin nhất là cá nục và cá thu, trong khi cá chim trắng có hàm lượng thấp nhất.

2.3 Hàm lượng vi khoáng

Cá biển và cá sông đều giàu vitamin A, D và các vitamin nhóm B. Lượng khoáng chất trong cá thường chiếm khoảng 1 - 1.7%; đặc biệt, cá biển thường chứa nhiều vi khoáng như iot, kẽm, flour và clo hơn so với cá sông.

2.4 Khả năng hỗ trợ người bệnh

Cá sông thường được sử dụng trong Đông y như một loại nguyên liệu dược liệu. Trong khi đó, cá nước mặn thường được phân tích và nghiên cứu bởi y học hiện đại. Một số ứng dụng của hai loại cá trong Y học như sau:

Đối với cá nước ngọt, nhiều loài cá như cá trắm, chép, lươn và chuối có tác dụng chữa trị mồ hôi trộm, khí đờm hư, ích khí, tăng tiết sữa và chống mệt mỏi.

Cá nước mặn giàu omega-3 và DHA giúp hỗ trợ bệnh nhân tim mạch, ngăn ngừa huyết khối, giúp tránh xơ vữa động mạch.

2.5 Khả năng gây hại cho sức khỏe

Mỗi loại cá đều có những lợi ích riêng và phụ thuộc vào khẩu vị của từng người. Tuy nhiên, các loại cá đều dễ bị phân hủy, vì vậy khi chúng chết và bị ươn đều có nguy cơ mang mầm bệnh độc hại. 

Cá sông có thể mang các loại sán ký sinh, nhưng không dễ gây kích ứng. Trong khi đó, cá nước mặn có thể gây dị ứng thực phẩm. Một số loại cá cũng có thể chứa thủy ngân gây hại cho não bộ của trẻ nhỏ.

Thông thường cá biển sẽ có nhiều loài có độc hơn so với cá sông. Theo Viện Hải dương học Nha Trang vừa nghiên cứu, có đến 22 loài cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng gây chết người.

2.6 Cảm giác khi ăn

Cá biển thường không có mùi vị tanh và hôi như khi ăn cá sông. Điều này bởi cá biển sống trong môi trường rộng lớn và thường bơi nhiều hơn, do đó, cá biển có độ đàn hồi cơ tốt hơn và mang lại hương vị thơm ngon hơn so với cá sông.

Dị ứngCá biển thường có khả năng gây dị ứng cao hơn so với cá sông

Tuy nhiên không phải lúc nào cá biển cũng tốt hơn cá sông. Đối với những người có cơ địa dị ứng và ngộ độc Histamine không nên ăn một số loại cá biển như: Cá ngừ, cá thu,... vì chúng chứa nhiều protein và Amin Histidine làm tăng chất Histamine (Histamine là một chất tự nhiên trong cơ thể, khi nồng độ cao có thể gây ngộ độc thực phẩm).

Trên đây là nội dung so sánh dinh dưỡng của cá sông và cá biển, tuy nhiên đây chỉ là so sánh tương đối. Tuỳ vào khả năng và cơ địa của bản thân mà bạn có thể chọn loại cá phù hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình.

Đăng ngày 30/08/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Sức khỏe

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:03 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 07:03 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 07:03 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 07:03 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 07:03 22/11/2024
Some text some message..