Sóc Trăng: Người nuôi tôm “điêu đứng” khi bị cắt điện

Những ngày qua, người nuôi tôm ở xã An Thạnh 3 nói riêng và cả huyện Cù Lao Dung nói chung như ngồi trên đống lửa khi biết tin từ ngày 15/6/2014, Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung sẽ ngưng cung cấp điện nuôi trồng thủy sản qua trạm biến áp công cộng.

dùng dầu chạy quạt
Nhiều hộ dân phải dùng dầu chạy quạt vì không có điện.

Ông Lưu Quốc Toàn, ngụ ấp An Hưng, xã An Thạnh 3, chia sẻ: “Tôi có hơn 10 năm nuôi tôm, chủ yếu sử dụng máy nổ quay quạt để tạo khí oxy cho tôm. Năm 2012, thấy giá dầu tăng liên tục, nếu còn tiếp tục chạy quạt bằng máy nổ sẽ tốn rất nhiều chi phí nên làm đơn xin cấp điện để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản thì được Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung đồng ý. Tôi được phép sử dụng 4 cái mô tơ loại 3 kg để quay quạt tạo khí oxy cho tôm. Hiện tại, tôm nuôi trong ao được 30 ngày tuổi, thời điểm này tôm đang lớn nhanh mà điện cứ cúp liên tục không thể vận hành quạt nên thiếu oxy, tôm thường xuyên nổi đầu bơi vào bờ. Để đảm bảo cho tôm thẻ chân trắng phát triển tốt cần phải có quạt tạo khí oxy.

Đang có nguy cơ “mất mùa” lại nghe thêm thông tin ngày 15/6/2014, Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung ngưng cung cấp điện nuôi trồng thủy sản qua trạm biến áp công cộng, tôi và nhiều người nuôi tôm ở xã An Thạnh 3 và cả huyện Cù Lao Dung như ngồi trên đống lửa. Gia đình tôi nuôi 2 ao tôm khoảng 8.000m2. Mỗi ao phải có ít nhất phải có 2 dàn quạt. Nếu nguồn điện ổn định thì chỉ cần mua 4 cái mô tơ là đủ. Nhưng do điện cúp liên tục, thường xuyên nên tôi phải mua máy nổ chạy dầu để phòng trường hợp cúp điên mà không thông báo trước. Chạy một ngày, mỗi máy hết khoảng 8 lít dầu, tính giá hiện nay là 23.000đ/lít thì mỗi ngày chạy máy cũng hết 184.000đồng. Như vậy, 4 máy nổ mỗi ngày tôi phải chi ra  khoảng 600.000 đồng tiền mua dầu, so với dùng điện thì chi phí cao hơn rất nhiều”.

Ông Trần Văn Hào, ngụ ấp An Qưới, xã An Thạnh 3, than thở: “Khoảng 2 tháng nay, ở xã An Thạnh 3 điện bị cắt liên tục. Bình quân mỗi ngày bị cúp ít nhất cũng vài chục lần, thậm chí, 3-5 phút bị cúp một lần, cúp cả ngày lẫn đêm. Có nhiều ngày bị cúp điện suốt cả ngày. Việc cúp điện liên tục đã gây khó khăn, thiệt hại rất lớn cho bà con trong sinh hoạt, trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể, không có điện, bà con không thể xem tivi để cập nhật thông tin thời sự, kinh tế địa phương cũng như trong và ngoài nước; học sinh học bài phải dùng đèn dầu; không có nước đá để uống hàng ngày phải đi mua nước đá của nhà máy mà rất ngại vì mức độ an toàn của nước đá này không dám bảo đảm; điện chập chờn hay bị cúp liên tục cũng làm hư hỏng nhiều đồ dùng sử dụng điện như tivi, tủ lạnh, máy tính…. Ông Hào cho biết thêm: “Không có điện, bà con chúng tôi khổ sở trăm bề. Có nồi cơm điện mà không nấu được cơm, có tivi mà không xem được, có tủ lạnh mà không có đá để dùng. Tội nhất là các cháu học sinh, vào thời điểm này là mùa ôn thi cuối năm, trời nóng nực, muỗi mòng nhiều, không có điện bật quạt, không có điện thắp sáng phải học trong ánh đèn dầu lọ mọ”. 

Theo ông Trần Văn Mới - Trưởng Ban nhân dân ấp An Qưới, xã An Thạnh 3, diện tích nuôi tôm của ấp An Qưới hiện nay trên 100 ha, đây là vùng tôm được nhà nước quy hoạch, nếu Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung ngừng cung cấp điện cho nuôi trông thủy sản qua trạm biến áp công cộng người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Việc Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung đề nghị người nuôi tôm tự đầu tư trạm biến áp riêng để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản thì đầu phải ai cũng làm được, do chi phí quá lớn. Do đó, người dân nuôi tôm đề nghị nhà nước có hình thức hỗ trợ, để người dân tự đầu tư trạm biến áp riêng, nhằm phục vụ nuôi trồng thủy sản được tốt hơn.

thông báo cắt điện
Người nuôi tôm ở Củ Lao Dung lo lắng khi có thông báo cắt điện.

Người dân nuôi tôm ở Cù Lao Dung lo lắng cũng có căn cứ, bởi vì Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung đã thông báo ngưng cung cấp điện nuôi trồng thủy sản qua trạm biến áp công cộng. Nội dung trong thông báo cho rằng, trước đây Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung có cấp điện cho người dân để sử dụng mục đích nuôi trồng thủy sản qua trạm biến áp công cộng.

Tuy nhiên, thời gian qua nhu cầu sử dụng điện trên địa bà huyện Cù Lao Dung tăng đột biến (gần 30% so với năm 2013) và dự kiến còn tiếp tục tăng cao. Đã xảy ra nhiều trường hợp trạm biến áp công cộng quá tải gây bật CB làm mất điện liên tục, thậm chí làm cháy máy biến áp gây tổn thất rất lớn về chi phí, thời gian khắc phục sự cố, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Thực hiện theo chủ trương của UBND tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Cù Lao Dung về việc không sử dụng điện từ các trạm biến áp công cộng để chay mô tơ quạt nước, nhằm không làm ảnh hưởng đến nguồn điện sinh hoạt của các hộ dân lân cần, cũng như tránh sự cố hư hỏng đường dây, thiết bị điện do qua tải đề nghị người dân nuôi tôm chủ động đầu tư trạm biến áp riêng để phục vụ cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Điện lực sẽ triển khai ngưng cung cấp điện của người sử dụng cho mục đích trên theo chỉ đạo. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi quay quạt từ hình thức sử dụng mô tơ điện sang máy nổ hoặc tự đầu tư trạm biến áp riêng để sử dụng, Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung gia hạn thời gian ngưng cung cấp điện đến ngày 15-6-2014.

Mới đây, Công ty Điện lực Sóc Trăng có công văn giải thích thêm về việc sẽ cắt điện từ tháng 6-2014 đối với các trường hợp các hộ sử dụng sản xuất từ trạm công cộng là vì thời gian qua nhiều trạm biến áp cấp điện cho hộ dân trên địa bàn huyện Cù Lao Dung thường xuyên quá tải nguyên nhân của tình trạng trên do người dân tự kéo điện sinh hoạt sau công tơ ra ao nuôi tôm để chay mô tơ quạt nước, đường dây câu kéo mất an toàn, một số hộ sử dụng vượt công suất đã đăng ký, dẫn đến thiết bị đóng cắt CB thường xuyên bị cắt điện, làm mất điện trên diện rộng ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực. Để đảm bảo cung cấp ổn định cho các hộ dân, điện lực phối hợp cùng địa phương trực tiếp làm việc với các hộ nuôi tôm có dây nhánh câu kéo mất an toàn và đề nghị thay cầu trì phù hợp với công xuất đã đăng ký sử dụng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn tiếp tục vi phạm, tự ý thay thiết bị và ống CB để sử dụng, việc làm này hết sức nguy hiểm gây mất an toàn việc quản lý vận hành lưới điện.

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 276/CTUBND-HC, ngày 18-3-2014 về việc đầu tư trạm biến áp riêng phục vụ nuôi tôm nước lợ trên địa bàn các huyện như: Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề, Mỹ Tú và TX. Vĩnh Châu. Công ty Điện lực Sóc Trăng đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động các hộ dân nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đầu tư trạm biến áp riêng để phục vụ sản xuất (không sử dụng điện từ các trạm biến áp công cộng để chay mô tơ quạt nước phục vụ nuôi tôm). Nhằm để đảm bảo cung cấp điện ổn định liên tục cho các hộ dân lân cận cũng như tránh sự cố hư hỏng đường dây, thiết bị do quá tải gây ra, điện lực phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra, tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm an toàn, sử dụng điện quá công suất đăng ký ban đầu ảnh hưởng đến quản lý vận hành lưới điện.

Đồng thời, Chi nhánh Điện lực Cù Lao Dung đã có văn bản đề nghị người dân ký hợp đồng sử dụng điện từ trạm biến áp công cộng để phục vụ sản suất (nuôi tôm) nên lắp trạm biến áp riêng nhằm chủ động trong sản xuất. Trường hợp nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người dân, thiết bị và hệ thống điện lực sẽ triển khai lập thủ tục ngừng cung cấp điện theo quy định. Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Sóc Trăng đang triển khai thi công công trình đầu tư xây dựng 2014, trong đó khu vực huyện Cù Lao Dung được đầu tư với tổng vốn gần 4,3 tỉ đồng, mục đích để nâng cấp, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn huyện. Trong đó, xây dựng mới 0,548km đường dây trung thế; lắp mới 1 trạm biến áp 37,5 kVA; nâng cấp 3 trạm biến áp có tổng dung lượng 337,5kVA; nâng cấp hơn 5km đường dây hạ thế từ 1 pha lên 3 pha. Đối với vùng nuôi tôm nước lợ, điện lực đầu tư 2,95tỉ đồng nâng cấp trên 7km đường dây trung thế. Hiện tại, các công trình trong giai đoạn thiết kế, lập thủ tục đầu tư, chuẩn bị vật tư thiết bị. Dự kiến các công trình sẽ được thi công hoàn tất trong năm 2014.  

Kinh tế nông thôn, 23/05/2014
Đăng ngày 24/05/2014
Xuân Lương
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:33 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 17:33 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 17:33 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 17:33 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 17:33 26/11/2024
Some text some message..