Sóc Trăng: Nông dân Mỹ Xuyên vào vụ thu hoạch tôm

Tỉnh Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 4.000 ha tôm sú và 6.700 ha tôm thẻ chân trắng, tổng sản lượng 28.400 tấn. Trong đó huyện Mỹ Xuyên sẽ thu hoạch dứt điểm tôm nuôi trong tháng 09 này, để tranh thủ xuống giống vụ lúa 2015 – 2016 trên nền ao tôm.

thu hoạch tôm Mỹ Xuyên
Nông dân Mỹ Xuyên vào vụ thu hoạch tôm.

Ông Nguyễn Hoàng Huynh ở xã Hòa Tú 1, có 4 ao tôm thẻ được hơn 4 tháng nuôi, đạt khoảng 30 con/kg. Ông cho biết khoảng 10 ngày nữa sẽ thu hoạch tôm, xung quanh có hộ đã thu hoạch xong chờ ngày làm đất trồng lúa, có hộ thu hoạch sớm hơn đã chuẩn bị xuống giống. Theo ông Huynh, vụ tôm năm nay bà con xã nhà phấn khởi vì trúng mùa, tuy có một phần bị thiệt hại bởi tôm bệnh chết, nhưng bà con đã thả khắc phục và vẫn có thu hoạch. Giá tôm hiện tại thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng nếu nuôi đạt năng suất bà con vẫn có lời.

Tuy nhiên mấy ngày nay, do ảnh hưởng bão số 3, mưa nhiều làm thay đổi môi trường ao tôm. Tuy hầu hết tôm nuôi đã lớn, nguy cơ thiệt hại không nhiều nhưng bà con vẫn tất bật xử lý ao để đảm bảo năng suất tôm nuôi giai đoạn cuối vụ. Theo Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên khuyến cáo, từ 17/9 này nông dân bắt đầu xuống giống lúa trên nền ao tôm. Mưa liên tục mấy ngày liền không chỉ ảnh hưởng đến tôm nuôi, mà ở giai đoạn đầu vụ lúa năm nay, bà con vùng tôm lúa sẽ gặp khó khăn hơn trong khâu làm đất và quản lý nước, anh Nguyễn Quốc Chiến ở xã Hòa Tú 1, cho biết: “Như mọi năm lợi nhuận từ mô hình tôm-lúa khoảng 2 triệu/công, nhưng năng suất năm nay không trúng như mọi năm vì thời tiết nắng nóng hơn, nước trên các vuông tôm bị cạn, tôm dễ bị sốc. Hiện các diện tích tôm đã thu hoạch bà con đang sạ lại vụ lúa.”

tôm lúa Mỹ Xuyên
Mô hình tôm - lúa ở huyện Mỹ Xuyên.

Mô hình tôm lúa được đánh giá là giúp cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh trên tôm, nhưng với thời tiết thay đổi thất thường, người nuôi cần biết cách chăm sóc tôm trong mùa mưa và tính toán thời vụ hợp lý. Huyện Mỹ Xuyên đã thả giống hơn 20.300 ha tôm nước lợ, hiện các xã vùng tôm lúa mới thu hoạch được hơn 5.000 ha, diện tích còn lại bà con sẽ tranh thủ thu hoạch dứt điểm để kịp làm lúa, tránh thiệt hại do lũ./.

Đài PT-TH Sóc Trăng, 18/09/2015
Đăng ngày 21/09/2015
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:25 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:25 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 04:25 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 04:25 10/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 04:25 10/12/2023