Sóc Trăng với công tác quản lý các mô hình nuôi động vật hoang dã

Thời gian qua, mô hình nuôi động vật hoang dã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân, nhưng khi giá thành sụt giảm, hộ nuôi gặp khó và nếu không quản lý chặt thì vật nuôi có thể thoát ra ngoài rất nguy hiểm cho người và vật nuôi khác, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Vì vậy, công tác tuyên truyền, quản lý việc gây nuôi động vật hoang dã rất cần ngành chức năng quan tâm.

quản lý động vật hoang dã
Sóc Trăng với công tác quản lý các mô hình nuôi động vật hoang dã.

Những năm gần đây, mô hình nuôi động vật hoang dã không còn thu hút sự quan tâm của người dân, một phần do nhu cầu thị trường giảm, hộ nuôi không tìm được đầu ra ổn định, một phần do dịch bệnh khiến phong trào nuôi giảm dần. Ông Nguyễn Thanh Quang – Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Phong trào nuôi động vật hoang dã ở Sóc Trăng những năm gần đây phát triển mạnh, nhưng với nuôi cá Sấu thì số lượng có giảm vì giá bán đầu ra không ổn định. Đối với mô hình nuôi cá Sấu thì Chi Cục luôn quản lý và kiểm soát chặt chẽ cả đầu vào và đầu ra, các trại nuôi phải đăng ký với Chi Cục quy mô chuồng trại, số lượng con giống”.

Động vật hoang dã thường dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, nguồn thức ăn dễ tìm trong tự nhiên. Tuy nhiên vì là động vật ít người nuôi, nên thị trường tiêu thụ rất hạn chế. Ở Sóc Trăng hiện nay không có nhiều nhà hàng tiêu thụ sản phẩm thịt này và cũng chưa có doanh nghiệp nào thu mua để cung ứng ra thị trường. Vì thế nhiều chủ cơ sở rất lo lắng vì không tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hơn 10 năm gắn bó với mô hình, anh Lê Kha Phong –quản lý trại nuôi cá Sấu tại thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị cho biết, đầu ra của cá Sấu không ổn định, hiện nay chỉ còn khoảng 130.000 đ/kg thịt, giảm hơn 50% so cùng kỳ năm ngoái. Xét về mức độ đầu tư, mô hình này đòi hỏi người nuôi phải có vốn khá mạnh, như trại cá Sấu hơn 2.700 con của anh Phong, con giống toàn bộ mua từ nơi khác về với giá 650.000 đ/con, mỗi ngày chi phí thức ăn gần 3 triệu đồng, trong khi một năm trại chỉ xuất bán một đợt khoảng 1.200 – 1.300 con, khi Sấu đạt trọng lượng từ 8 – 20 kg/con. Như vậy với mức giá hiện tại người nuôi sẽ lỗ vốn, chưa kể chi phí xây chuồng trại và nhân công quét dọn, cho ăn hằng ngày. Anh Phong chia sẻ: “Nuôi cá Sấu thì công đầu tư, chăm sóc nhẹ hơn những vật nuôi khác, số lượng con giống hao hụt cũng ít hơn, kỹ thuật nuôi đơn giản, nếu giá cả đầu ra ổn định thì người nuôi làm giàu rất nhanh”.

Theo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng, hiện toàn tỉnh có hơn 166 cơ sở, trại nuôi động vật hoang dã với hơn 83.300 cá thể, như Rắn ráo trâu, Nhím, Hươu, Ba ba, Heo rừng, Chim Trĩ đỏ, Cua đinh, Cầy vòi hương và nhiều nhất là cá Sấu. So với năm 2014, số các cơ sở nuôi động vật hoang dã tăng lên 21 cơ sở, tăng nhiều nhất ở huyện Thạnh Trị, từ 48 lên 55 cơ sở, toàn bộ là nuôi cá Sấu. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cá Sấu giảm nhanh, trong khi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào thương lái từ TP.HCM, Móng Cái… đến mua hàng để xuất sang Trung Quốc, phần còn lại tiêu thụ trong nước. Với đầu ra chưa ổn định, nếu ồ ạt tăng đàn sẽ là gánh nặng cho người nuôi. Đặc biệt là với những động vật ăn thịt như cá Sấu, Rắn, Trăn… sẽ rất nguy hiểm khi thoát ra môi trường tự nhiên.

kiểm tra giống baba
Kiểm tra qui trình sản xuất con giống Ba ba

Trong tổng đàn hơn 83.300 động vật hoang dã trên địa bàn, có khoảng 36.400 con thuộc nhóm II B theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP (tức là thuộc diện những loại động vật rừng cần hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng) như cá Sấu, Rắn hổ mang, Kỳ đà, Trăn gấm… Việc gây nuôi động vật hoang dã là một trong những biện pháp bảo tồn nguồn gen quý, hạn chế đánh bắt từ tự nhiên. Tuy nhiên nếu không quản lý tốt sẽ xảy ra tình trạng bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã. Ông Nguyễn Thanh Quang – Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Trước khi mua con giống, người nuôi nên tìm hiểu kỹ, con giống phải có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng, chuồng trại đảm bảo đúng tiêu chuẩn, được xây kiên cố với chiều cao từ 1 mét đến 1,2 mét, phía trên có lưới B40 bao bọc và có ao lắng để xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Ngành chức năng khuyến cáo, trước khi quyết định nuôi động vật hoang dã, người dân cần tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, không nên chạy theo trào lưu để tránh thiệt hại về kinh tế. Khi nuôi nên nắm chắc kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng trị bệnh…giúp vật nuôi phát triển tốt, ổn định thu nhập./.

Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, 29/12/2015
Đăng ngày 01/01/2016
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 13:31 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 13:31 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 13:31 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 13:31 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 13:31 07/11/2024
Some text some message..