Sơn La: Đánh giá mô hình nuôi ngọc trai nước ngọt

Ngày 29/7, Trường Cao đẳng Sơn La đã tổ chức đánh giá mô hình nuôi ngọc trai nước ngọt sau hơn 1 năm triển khai.

Sơn La: Đánh giá mô hình nuôi ngọc trai nước ngọt
Kiểm tra chất lượng ngọc trai sau hơn 1 năm thực hiện mô hình.

Tiềm năng diện tích mặt nước của tỉnh Sơn La rất lớn, nhưng hầu hết chưa được khai thác hiệu quả, ngoài việc nuôi cá trong ao hồ và nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện thì diện tích mặt nước chưa được tận dụng, phối hợp nuôi các vật nuôi khác tạo thêm thu nhập cho bà con nông dân.

Qua nghiên cứu và tham quan một số mô hình đã triển khai thành công trong việc nuôi cấy ngọc trai nước ngọt tại tỉnh Ninh Bình và Bắc Giang, đầu năm 2018, Trường Cao đẳng Sơn La đã phối hợp với gia đình ông Trương Đình Tùng, một hộ nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi cấy ngọc trai nước ngọt tại huyện Lục Nam (Bắc Giang) nuôi thử nghiệm 1.000 con trai lấy ngọc trên mặt hồ bản Phung, phường Chiềng Sinh (Thành phố).

Qua đánh giá ban đầu về chất lượng ngọc trai nước ngọt đạt kết quả khả quan, sau 18 tháng triển khai bình quân đạt 1,8 viên/con trai với chất lượng cụ thể như: độ bọc của xà cừ, trung bình đạt 1-1,5mm; bề mặt ngọc trai có ít tỳ vết; hình dáng tròn đều, mầu sắc tím ánh hồng; kích thước viên ngọc đạt 6-7,5mm… Với giá trị kinh tế cao của ngọc trai hiện nay, khi được nhân rộng, không chỉ tận dụng phát huy lợi thế mặt nước, mà còn mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Báo Sơn La
Đăng ngày 30/07/2019
Việt Anh
Nông thôn

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Nuôi cá thát cườm thương phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ngày 08/9, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 40 hộ nuôi cá nước ngọt trên hồ chứa Định Bình.

Ao nuôi cá
• 10:00 13/09/2023

Hội thảo Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023

Ngày 08/9/2023, tại thành phố Nha Trang, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023”.

Hội thảo
• 12:32 12/09/2023

Kinh nghiệm nuôi tôm siêu thâm canh hiệu quả cao của nông dân Cà Mau

Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau nói riêng, phát triển theo hướng hàng năm tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp và giảm diện tích nuôi tôm Quảng canh cải tiến và Quảng canh.

Tôm thẻ
• 10:57 05/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 14:45 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 14:45 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 14:45 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 14:45 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 14:45 23/09/2023