Sông Cầu: Tăng cường quản lý lồng bè nuôi tôm, hàu

Trong 3 năm trở lại đây, phong trào nuôi hàu làm thức ăn cho tôm hùm trên vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) phát triển mạnh. Từ đó, người nuôi giảm được chi phí lớn khi mua thức ăn khác. Tuy nhiên, ngành chức năng cảnh báo, mật độ nuôi tôm, hàu quá dày cản trở dòng chảy gây ra nhiều hệ lụy.

Sông Cầu: Tăng cường quản lý lồng bè nuôi tôm, hàu
Kết bè nuôi hàu trên vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) - Ảnh: LÊ TRÂM

Lãi cao từ nuôi hàu làm thức ăn cho tôm

Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu) đang tập kết phuy nhựa kết bè nuôi hàu trên vịnh Xuân Đài cho hay: Nuôi hàu làm thức ăn cho tôm hùm lợi 50% chi phí. Tức là nếu không nuôi hàu mà mua thức ăn bán sẵn chi phí 100 triệu đồng, khi nuôi hàu làm thức ăn cho tôm hùm thì “gánh” được 50 triệu đồng.

Cũng theo ông Minh, bè nhà ông nuôi tôm sao (tôm hùm sao), thời gian nuôi 12-16 tháng thì chi phí thức ăn cho 1 con tôm trung bình khoảng 350.000 đồng. Bè nuôi 6.000 con tôm sao thì khoảng 2 tỉ đồng tiền mồi. Nhờ nuôi hàu làm thức ăn cho tôm nên năm rồi ông giảm khoảng 1 tỉ đồng tiền thức ăn. “Không riêng gì tôi mà vùng này ai nuôi hàu làm thức ăn cho tôm hùm cũng có lợi nhuận như vậy”, ông Minh nói.

Nuôi hàu bằng cách kết bè tre rồi dùng dây bao buộc vào cây tre thả thòng xuống nước (đầu dây dưới nước buộc vật nặng để dây chìm thẳng đứng), hàu bám vào dây bao. Thường nuôi 3 tháng trở lên mới thu hoạch, khi hàu bám dày thì rút dây bỏ vô lồng tôm, có người kỹ thì đem vào bờ xay bỏ vỏ lấy thịt cho tôm ăn liền nên thức ăn tươi.

Bà Trần Thị Mai, nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài cho rằng, nói bè nuôi hàu chứ thật ra hàu tự nhiên bám vào, người nuôi không tốn một đồng chi phí thức ăn cho hàu. Chi phí ban đầu chỉ khoảng 200 triệu đồng tiền làm bè tre, thùng phuy, dây… Tuy nhiên, hàu bám từ tháng 2 đến tháng 8, những tháng còn lại trời lạnh hàu không bám.

Lo ngại mật độ nuôi dày

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, TX Sông Cầu có gần 80.450 lồng bè nuôi trồng thủy sản trên các đầm, vịnh; số lồng nuôi này cao gấp 2 lần so với quy hoạch. Chỉ tính riêng vịnh Xuân Đài trải dài từ các phường Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Yên và xã Xuân Phương, có tới 50.000 lồng nuôi (mỗi lồng nuôi 50-70 con), chủ yếu là tôm hùm sao và tôm xanh (cách đây 5 năm, vịnh Xuân Đài có 1.124 hộ nuôi tôm hùm với 13.302 lồng nuôi). Trung bình mỗi lồng nuôi 70 con tôm hùm (trọng lượng từ 0,6-0,8kg/con) một ngày cho ăn 7kg mồi. Với số lồng nuôi quá tải như hiện nay, hàng ngày người nuôi trút xuống vịnh hàng tấn thức ăn.

Ông Phan Văn Đại, người nuôi tôm hùm ở phường Xuân Yên than vãn: Gần tháng nay, tôm hùm “rớt” vì bệnh sữa. Sắp đến, trời có mưa giông tôm sẽ chết nhiều hơn, vì thường trước khi xuất hiện mưa giông, trời đứng gió, mặt nước đầm hàn mặt, dẫn đến thiếu ôxy nên tôm chết.

Hiện tượng tôm hùm chết xảy ra gần đây, nguyên nhân là nước bị ô nhiễm thiếu ôxy. Mới đây, qua xét nghiệm các mẫu nước ở nhiều khu vực trong vịnh Xuân Đài của Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên kết luận, mật độ Vibrio spp vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Riêng tại vùng nuôi Xuân Yên, các mẫu nước tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy có hàm lượng DO thấp do tồn đọng nhiều chất hữu cơ, thiếu ôxy vào sáng sớm.

Mới đây, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân kiểm tra tình hình nuôi tôm hùm tại TX Sông Cầu, khuyến cáo địa phương vận động nhân dân giảm mật độ nuôi hiện nay xuống còn một nửa số lượng lồng nuôi, giảm 50% lượng thức ăn để tránh dư thừa. Việc sử dụng thức ăn tươi cần đảm bảo chất lượng tươi, đưa các bao đựng thức ăn vào bờ, không xả thải xuống vịnh Xuân Đài.

“Để quản lý chặt chẽ không để phát sinh hộ nuôi lồng, bè mới, ngành Nông nghiệp đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã, phường lập phương án sắp xếp lồng, bè, giao (cho thuê) mặt nước nuôi trồng thủy sản, đồng thời hướng dẫn các địa phương thống kê, báo cáo tình hình đăng ký kê khai ban đầu và củng cố các tổ quản lý cộng đồng nuôi trồng thủy sản để quản lý vùng nuôi”, ông Luân nói.

Theo ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, địa phương vừa triển khai phân bổ mặt nước tạm thời đối với các hộ nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải di dời lồng bè trên vịnh Xuân Đài. Theo đó, TX Sông Cầu thành lập 2 vùng tạm tại xã Xuân Phương gồm: Vũng Sứ 354,5ha, Cửa Phật và Vũng Me 54,5ha để các hộ nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải di dời lồng bè ra khỏi vùng quy hoạch. UBND thị xã yêu cầu UBND các xã, phường tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến để các hộ nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải di dời tại địa phương nắm bắt, hiểu rõ…

Báo Phú Yên
Đăng ngày 20/03/2019
Mạnh Lê Trâm
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 17:57 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 17:57 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:57 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:57 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:57 20/04/2024