Sông "chết" bao vây Hà Nội

Hà Nội vốn là thành phố được bao quanh bởi những dòng sông thơ mộng, nhưng giờ đây, cảnh tượng ô nhiễm nặng nề trên các dòng sông đang đe dọa đời sống và sức khỏe của người dân.

sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch ngày càng cạn, bốc mùi hôi thối (đoạn qua Q.Cầu Giấy)  - Ảnh: Hà An

Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô (điểm đầu ở Q.Bắc Từ Liêm, điểm cuối tại H.Phú Xuyên), nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và gần như không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông.

Tôm cá chết trắng, người mang bệnh

Theo khảo sát của PV Thanh Niên, các điểm ô nhiễm nặng nề nhất trên sông Nhuệ là khu vực Cầu Trắng của Q.Hà Đông, khu vực Cầu Tây thuộc P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm. Tại đây, có những thời điểm lòng sông gần như cạn khô, xác các loài động vật trương phình, thối rữa, bốc mùi cực kỳ khó chịu...

Theo các hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ, thực trạng ô nhiễm trên sông diễn ra đã lâu và ngày một tăng theo sự xuất hiện của hàng loạt những khu đô thị, khu chung cư. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa (54 tuổi, ngụ ở làng đào Ngọc Trục thuộc P.Đại Mỗ, Q.Nam Từ Liêm) cho hay: “Chỉ khoảng hơn chục năm trước, người dân chúng tôi vẫn thả lưới, đánh dậm... để kiếm con tôm, con cá. Không những thế, nước sông Nhuệ còn được các hộ làm nông dùng để cấy hái, trồng cây cảnh, sản xuất hoa màu. Nhưng những năm gần đây, nước sông ngày càng ô nhiễm. Không những tôm cá không sống nổi, mà người lội sông còn bị mẩn ngứa, mắc đủ thứ bệnh ngoài da”.

sông Nhuệ
Sông Nhuệ như một cống thoát nước đen kịt và hôi tanh - Ảnh: Nam Anh

Cụ Phùng Thị Hóa (78 tuổi, ngụ ở xã Cự Khê, H.Thanh Oai), một người đã gắn bó cả cuộc đời với con sông này than thở: “Trước đây dòng sông hiền hòa bao nhiêu, thì giờ lại đáng sợ bấy nhiêu”. Theo cụ Hóa, dù đã sống gần hết đời người nhưng chưa bao giờ cụ thấy sông Nhuệ bẩn và đáng sợ như hiện nay. “Gặp trận mưa, tôm cá trong ao tràn bờ ra sông thì y như rằng ngày hôm sau toàn bộ số tôm cá đó bị chết, nổi trắng khắp mặt sông. Người dân chẳng ai dám vớt về cho lợn, cho chó ăn, vì sợ bị mang bệnh”, cụ Hóa kể.

Cư dân sinh sống trên địa bàn còn cho biết, sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng đã gây ảnh hưởng tới mạch nước nước ngầm. Hàng loạt giếng nước của các hộ dân sinh sống dọc con sông dần bị chuyển sang màu đục nhờ nhờ, nổi váng và có mùi hôi, tanh. Nhiều đoàn kiểm tra vệ sinh môi trường H.Thanh Oai về lấy mẫu nước giếng đi xét nghiệm, và kết quả cho thấy nước giếng ở Cự Khê bị nhiễm asen ở mức độ cao vượt ngưỡng cho phép.

 Sông “chết” hàng loạt  vì nước thải

Không riêng sông Nhuệ, những người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông Tô Lịch, đoạn chảy qua hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, nhiều năm phải “chống chọi” với cảnh ô nhiễm của dòng sông. Qua nhiều lần cải tạo và không ít giải pháp khắc phục nhưng hiện dòng sông này vẫn ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng. Thậm chí dòng sông hiện nay trông chẳng khác nào một hồ chứa nước thải mà chẳng còn loài sinh vật nào có thể sống được. Qua tìm hiểu, mỗi ngày có tới gần 250.000 m3 nước thải xả thẳng xuống dòng sông mà không hề qua xử lý. Dòng sông này từ lâu đã thực sự là nỗi kinh hoàng của các hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ.

Chị Trần Thị Tuyết (38 tuổi, ngụ ở P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy), bức xúc: “Khúc sông chảy qua địa bàn P.Yên Hòa đang ngày một cạn kiệt. Do vậy sau mỗi cơn mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, là y như rằng hơi độc từ dưới sông bốc lên. Những người kinh doanh hàng quán dọc hai bên bờ luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi. Không ít hộ gia đình có nhà ngay bờ sông đã không chịu nổi không khí ô nhiễm bởi quanh năm phải hít mùi xú uế từ sông bốc lên, đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống”.

sông kim ngưu
Sông Kim Ngưu đen ngòm và đầy rác - Ảnh: Nam Anh

Theo khảo sát của PV, tại các sông thoát nước chính khác của Hà Nội như sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu... tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động đỏ. Ở nhiều đoạn, lòng sông chẳng khác cái ao tù, nước đen đặc, nổi váng, bốc mùi xú uế nặng, ruồi nhặng bu kín.

Có lẽ, cũng khó mà “sống” được khi mỗi ngày, 3 con sông này đang phải hứng chịu hàng nghìn mét khối nước thải từ hệ thống thoát nước chung của thành phố, bao gồm nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp và thậm chí là nước thải bệnh viện...

Đáng báo động

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội), chất lượng nước ở các con sông chảy qua địa bàn thủ đô như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu đều trong tình trạng đáng báo động, nhiều hàm lượng vượt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Cụ thể như hàm lượng: BOD vượt 2 - 5 lần, COD vượt 2 - 6 lần, phosphat vượt 4 - 5 lần, sắt vượt 1,5 - 2 lần, amoni vượt 18 - 40 lần, coliform vượt 2 - 100 lần. Nguyên nhân là do các nguồn nước thải trực tiếp ra sông hồ không được xử lý triệt để. Từ đây, sản xuất nông nghiệp, môi trường sống bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông.

Đưa nước sông Hồng cứu sông Tô Lịch

Theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, đơn vị này đã tham mưu cho Sở Tài nguyên - Môi trường triển khai một số chương trình trọng tâm trong thời gian tới. Trong đó, triển khai đồng bộ hệ thống thu gom nước thải và đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn như Nhà máy xử lý nước thải Bảy Mẫu có công suất 13.300 m3/ngày/đêm, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngày/đêm, Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô có công suất 84.000 m3/ngày/đêm... Ngoài ra còn triển khai thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch.

Nguồn bệnh nan y

Theo PGS-TS Trần Đức Hạ - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường thuộc Hội Cấp thoát nước VN, hiện nguồn nước ngầm của Hà Nội đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân là do lượng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường quá lớn. Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng 650.000 m3/ngày/đêm. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động với tổng công suất chỉ trên 206.000 m3/ngày/đêm. Do vậy gần phần lớn lượng nước thải ở khu vực nội đô vẫn chưa được xử lý triệt để.

PGS-TS Hạ cảnh báo, nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra sông hồ sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe cộng đồng người dân. Đặc biệt đáng lo ngại là hiện nhiều khu vực ở Hà Nội nước ngầm bị nhiễm các độc tố chính như măng gan, sắt, asen và amoni... Riêng độc tố amoni, khi đi vào cơ thể người sẽ làm thay đổi hồng cầu, gây ra một số bệnh nan y.

Báo Thanh Niên, 22/06/2015
Đăng ngày 22/06/2015
Hà An
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:28 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:28 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:28 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:28 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:28 25/11/2024
Some text some message..