“Sống theo chiều gió”

Người dân xã đảo Thổ Châu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) chủ yếu sống tập trung ở bãi Ngự. Hằng năm, khi gió Nam tới, hàng trăm hộ ở bãi Ngự phải di chuyển về bãi Dong. Rồi gió Bắc về, cũng chính họ lại phải dọn nhà di chuyển về bãi Ngự. Vất vả, tốn kém mỗi khi di cư, nhưng muốn trụ được trên đảo, phải chấp nhận “sống theo chiều gió”.

ghe do mien tay
Toàn xã đảo Thổ Châu có khoảng 500 hộ dân thì có trên 150 hộ dân sống bằng nghề chạy đò.

Xã đảo Thổ Châu cách TP Phú Quốc hơn 100km và TP Rạch Giá khoảng 200km, nằm trong quần đảo Thổ Chu của tỉnh Kiên Giang, với trên 500 hộ dân sinh sống. Xã đảo Thổ Châu chỉ có 1 ấp (ấp Bãi Ngự) và đây cũng là nơi đặt trung tâm hành chính xã. Vì thế, hơn 80% cư dân tập trung sinh sống tại ấp Bãi Ngự, số còn lại sống tại bãi Dong. Những năm qua, cư dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề câu, lưới; hậu cần nghề cá và một ít hộ mua bán tạp hóa, rau cải, dịch vụ ăn uống, nước giải khát… Tuy thời tiết trên đảo tương đối thuận lợi nhưng do diện tích đất nông nghiệp ít nên để có bó rau, trái cà, trái bí…, bà con trên đảo phải trông chờ nguồn cung từ đất liền.

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản trên biển suy giảm, một bộ phận dân cư trên đảo khó sống với nghề câu, lưới, buộc phải vào đất liền tìm kế sinh nhai. Một số khác chuyển đổi sang buôn bán, chạy đò hay hậu cần nghề cá và những ngành nghề này đều phụ thuộc vào lượng tàu cá neo đậu ở bãi Dong, bãi Ngự. Ông Lâm Thanh Sơn, chạy đò dọc trên biển, cho biết: “Nghề chạy đò trên biển trước đây chỉ chèo ghe đưa khách. Những năm gần đây, người dân có điều kiện mua máy nổ đưa khách từ tàu cá vào bờ và ngược lại. Nghề này thấy nhàn nhưng khó ăn, nhất là những hôm gặp giông gió, chuyện lật ghe, chìm tàu xảy ra thường xuyên”.

Vừa trò chuyện với chúng tôi, vợ chồng ông Sơn vừa tranh thủ dọn đồ đạc để sáng mai chở về bãi Dong, dựng nhà, hành nghề chạy đò cho đến tháng 8 âm lịch. Ông Sơn giải thích: “Ở xã đảo Thổ Châu mỗi năm có gió Nam và gió Bắc. Gió Nam bắt đầu từ tháng 4 âm lịch kéo dài đến tháng 8 âm lịch. Những tháng còn lại là gió Bắc và khi gió Nam thổi lên, tất cả tàu cá về bãi Dong neo đậu. Vì thế, dân chèo đò hay hậu cần nghề cá, buôn bán nhu yếu phẩm… phải chuyển hết về bãi Dong hành nghề. Ðến lúc gió Bắc về, tàu cá chạy về bãi Ngự neo đậu thì bà con lại di chuyển về bãi Ngự sinh sống và lao động”.

Chị Trần Trang ở bãi Ngự, chia sẻ: “Từ khi ra đảo sinh sống, tôi làm bè để buôn bán nhu yếu phẩm như gạo, mì, nước uống… cho các tàu cá khi vào bờ neo đậu. Bởi thế, khi ghe cá đi tới đâu là tôi nhổ neo, di chuyển bè đến đó”. Vì cái nghề “ăn bám” theo các tàu cá nên tàu cá về bãi nào là chị thuê người, thuê tàu kéo bè về bãi đó. Một năm phải di chuyển 2 lần, vừa tốn kém, vừa nguy hiểm. Khi di chuyển bè, không may gặp sóng to, gió lớn, đồ đạc trên bè có khi bị thổi hết xuống biển.

Còn chị Phan Thị Hơn sống bằng nghề chạy đò, than thở: “Những gia đình có điều kiện thì cất một căn nhà ở bãi Dong, một căn ở bãi Ngự nên không lo chuyện dỡ nhà, dựng nhà khi thời tiết chuyển mùa. Những hộ khó khăn thì tốn tiền, tốn sức hơn khi 1 năm phải 2 lần dỡ nhà rồi dựng nhà”. Theo chị Hơn, nghề chạy đò trên biển của chị hiện cũng khó khăn vì lượng tàu cá vào bãi neo đậu giảm dần. Trong khi đó, số người chạy đò hiện nay đã tăng lên gần 150 người. Trước đây, mỗi hộ chạy đò có thể thu nhập từ 500.000-1 triệu đồng/ngày thì nay chỉ kiếm khoảng 100.000-200.000 đồng/ngày.

Ông Nguyễn Trường Vũ, Bí thư Ðảng ủy xã Thổ Châu, cho biết: Do đặc thù của xã đảo chỉ có bãi Dong và bãi Ngự để tàu cá vào bờ neo đậu khi gió Bắc, gió Nam về. Khi đó, có trên 30% dân cư sống nghề chạy đò, buôn bán, hậu cần nghề cá… sẽ di chuyển theo các tàu cá. Vì cuộc mưu sinh theo các tàu cá nên những hộ này phải vất vả dỡ nhà, dựng nhà, di chuyển đồ đạc từ bãi Dong sang bãi Ngự và ngược lại. Cuộc sống cứ thế dần trở thành quen với cư dân trên đảo mỗi khi gió chuyển hướng.

“Hiện nay, nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Thổ Châu đang suy kiệt vì thế số lượng tàu đánh bắt cá giảm đáng kể. Ðiều này ảnh hưởng đến đời sống người dân trên xã đảo, vì đa phần người dân sống phụ thuộc vào hậu cần nghề cá, chỉ một số hộ có ghe nhỏ đi câu mực, mò ốc. Do đó, rất mong các ngành, các cấp quan tâm giúp Thổ Châu phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Ðồng thời đầu tư cho giáo dục, y tế...” - ông Vũ nói.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 13/06/2021
Hải Bình
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:16 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:16 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:16 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 21:16 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 21:16 20/12/2024
Some text some message..