Sông trong ao

Ứng dụng thực tế, điểm mạnh và khó khăn của mô hình sông trong ao.

sông trong ao
Mô hình nuôi cá sông trong ao

Mô hình nuôi cá sông trong ao chính là công nghệ nuôi trồng thủy sản sáng tạo. Công nghệ nuôi cá theo mô hình tạo sông trong ao đã giúp giảm chi phí nuôi, đem lại sản phẩm cá có thịt săn chắc, không có mùi hôi tanh như cá nuôi truyền thống. Bên cạnh đó để tạo nên cá có chất lượng và giữ giá bán ổn định, cũng như có sự kiểm soát cao về chất lượng từ khi nuôi đến khi xuất bán.

Từ những mô hình đầu tiên, hiện nay nuôi cá sông trong ao đang được mở rộng ra nhiều địa phương trong nhiều tỉnh. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng, tăng trọng của cá, các mô hình này từng bước chứng minh được khả năng, hiệu quả.

Ứng dụng thực tế

Theo anh Vũ Duy Hào- người trực tiếp xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho mô hình nuôi cá theo công nghệ mới của Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong, cho biết phương pháp nuôi cá theo mô hình kiểu mới khác hoàn toàn so với cách thức truyền thống. Với mô hình tạo sông trong ao thì bể phải xây bằng bê tông, có độ sâu 120cm, sử dụng lưới inox chắn hai đầu bể để giữ cá vì mật độ nuôi thả cá cao gấp 10 lần so với ao thông thường. Hệ thống máy bơm chuyên dụng sẽ bơm nước liên tục vào bể và tạo thành dòng chảy không khác gì con sông nhỏ để tạo môi trường sống tốt cho cá. Toàn bộ hệ thống đường di chuyển xung quanh các ao nuôi cũng được bê tông hóa, bảo đảm khi trời mưa không mang theo đất cát bẩn xuống làm ô nhiễm nguồn nước nuôi cá.

Mô hình nuôi cá sông trong ao của anh Nguyễn Đức Kiên, xã Thanh Sơn (Kim Bảng) mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng đã thấy rõ khả năng cho hiệu quả kinh tế cao. Trên diện tích 1,6 ha mặt nước, anh Kiên đầu tư xây 3 bể nuôi cá trắm trắng, chép lai và rô phi đơn tính. Hiện nay, cá trắm và chép đều có trọng lượng tăng gấp 2 lần. Riêng cá rô phi đơn tính khi thả có trọng lượng 50 con/kg, nay đã đạt 2 con/kg. Với tốc độ tăng trọng như hiện nay, sau 3 tháng nữa sẽ có sản phẩm đạt trọng lượng xuất bán, như trắm trắng đạt 4 – 4,5 kg, rô phi đạt hơn 1 kg/con… Quan trọng hơn, môi trường khu nuôi cá sông trong ao rất sạch sẽ do nguồn phân thải ra được thu gom và nước tại các bể nuôi cá luôn được luân chuyển, lưu thông.

Qua tiếp cận với nhiều mô hình nuôi cá kể cả theo hướng truyền thống và công nghiệp trong các hồ, đầm, nhưng thực tế cho thấy nuôi theo mô hình mới “sông trong ao” thực sự ưu việt. Người nuôi kiểm soát được cả từ thức ăn, ô xy cho cá đến môi trường nước… Chắc chắn, nuôi cá sông trong ao sẽ cho năng suất và chất lượng vượt trội.

Điểm mạnh của mô hình

Những điểm nổi bật của mô hình là cho năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao, giảm tiêu hao năng lượng và quản lý tốt môi trường ao nuôi. Công nghệ này dựa trên nguyên lý cơ bản là tạo môi trường nước sạch, giàu oxy và dòng chảy trong ao bằng hệ thống bể (máng) nuôi với thiết bị thổi khí (giàn nước trắng) tạo dòng chảy liên tục dọc theo chiều dài bể nuôi cá. Ngoài ra, còn có các thiết bị phụ trợ khác như giàn thổi khí nước trắng tạo oxy và đảo nước tạo dòng chảy một chiều trong ao, đặc biệt là hệ thống thu gom phân, chất thải của cá được lắp đặt ở vị trí cuối bể nuôi. 

Nuôi cá sông trong ao hội đủ các yếu tố cần thiết (đạt sản lượng, chất lượng, môi trường) nên tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung số lượng lớn, chất lượng đồng đều. Quan trọng hơn, mô hình sẽ bảo đảm được việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng chuỗi giá trị liên kết với các doanh nghiệp có nhu cầu chế biến thủy sản lớn. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy việc áp dụng mô hình nuôi cá sông trong ao đang có những hạn chế nhất định. Đó là một số người dân khi đầu tư xây dựng không làm đúng quy trình chuẩn. Đơn cử, chỉ sử dụng máy quạt nước thay cho máy thổi khí tạo oxy cho bể nuôi; thả cá bên ngoài trên diện tích hồ trữ nước còn lại gây ô nhiễm môi trường; việc tập kết cá giống thả gặp khó khăn do mỗi bể cần số lượng lớn như cá trắm lên đến 3,5 tấn cá có trọng lượng hơn 1 kg/con. Để đảm bảo, cá giống cần được cùng cấp ở một ao nuôi.

Với triển vọng và hướng phát triển của mô hình nuôi cá sông trong ao đã từng bước được xác định và nếu giải quyết được những hạn chế nêu trên sẽ giúp mô hình nuôi cá sông trong ao thực sự phát huy hiệu quả, góp phần đưa thủy sản trở thành một trong những hướng đi chính của sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Đăng ngày 03/09/2020
Marine
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 16:21 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 16:21 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 16:21 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:21 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 16:21 26/12/2024
Some text some message..