Sóc Trăng: Thời tiết không thích hợp để tiếp tục thả giống tôm nước lợ

Theo kết quả quan trắc môi trường, hiện tại các yếu tố môi trường ngoài tự nhiên như độ mặn, độ kiềm, độ trong, oxy…và thời tiết đã không còn thích hợp để nuôi tôm nước lợ, đồng thời đã hết lịch thả giống của ngành kết thúc ngày 30/09/2018 theo Thông báo số 02/TB-SNN ngày 09/01/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT. Đề nghị bà con không nên thả giống tiếp tục, hỉ tiếp tục thả tôm khi đủ điều kiện nuôi

Sóc Trăng: Thời tiết không thích hợp để tiếp tục thả giống tôm nước lợ
Quan trắc môi trường nước. Ảnh: internet

Theo kết quả quan trắc môi trường tại 04 huyện thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong tuần 49 tháng 12/2018 cho thấy, độ mặn đo được tất cả các điểm đã ngọt lại 0‰. Đối với chỉ tiêu độ pH tại các điểm Đầu Vàm Trà Niên, Chàng Ré, Cầu Treo và cống Sáu Quế 1 có độ pH hơi thấp hơn ngưỡng cho phép (6.8-6.9). Đối với chỉ số về độ kiềm tại khu vực Cù Lao Dung có độ kiềm thấp 37-42 mg/l. Kết quả cũng cho thấy, hầu hết các điểm đều có độ trong thấp dưới ngưỡng (5-18cm). Trừ các điểm Cầu Trà Niên, Đầu Vàm Trà Niên, kênh Vĩnh Châu, Dù Tho, Sáu Quế 1, NT 30-4 có độ trong nằm trong ngưỡng cho phép, dao động 20-45 cm. Oxy hòa tan: Đa số các điểm có hàm lượng oxy hòa tan hơi thấp dưới ngưỡng cho phép 2.6-3.3 mg/l.

Theo dự báo trong tháng 12, không khí lạnh sẽ hoạt động với cường độ mạnh hơn, có khoảng 4 - 5 đợt không khí lạnh tăng cường xuống nước ta. Trong khi đó, dải hội tụ nhiệt đới ở phía nam hoạt động với cường độ trung bình trong nữa tuần đầu của tháng, sau đó suy yếu và lùi về phía nam. Ngoài ra những nhiễu động trong đới gió đông trên cao cũng có khả năng gây mưa trái mùa cho khu vực khi không khí lạnh suy yếu di chuyển ra phía đông. Thời tiết các nơi trong tỉnh Sóc Trăng phổ biến thời tiết tốt, hầu hết không mưa hoặc có mưa nhỏ vài nơi, ngày nắng.

Trong tháng có khoảng 5 - 7 ngày có mưa. Tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ so với trung bình năm ngoái cùng thời kỳ, lượng bốc hơi và số giờ nắng ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa tháng: 10.0 - 30.0mm, ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn một ít so với TBNN cùng thời kỳ. Lượng bốc hơi: 70- 75 mm, tổng số giờ nắng: 200-220 giờ, Độ ẩm TB: 85 - 87%. Nhiệt độ trung bình: 25.5- 26.5oC, cao nhất 32.5 - 33.5oC, thấp nhất 20.0- 21.0oC.

Độ mặn năm 2018 cao hơn năm 2017 tuy nhiên lại kết thúc sớm hơn năm 2017. Hiện tại các yếu tố môi trường ngoài tự nhiên như độ mặn, độ kiềm, độ trong, oxy… và thời tiết đã không còn thích hợp để nuôi tôm nước lợ, đồng thời đã hết lịch thả giống của ngành kết thúc ngày 30/09/2018 theo Thông báo số 02/TB-SNN ngày 09/01/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT. Đề nghị bà con không nên thả giống tiếp tục. Chỉ những ao nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo (ao lót bạt, lưới che, có ao dự trữ nước, có độ mặn cao, 2 giai đoạn…) có thể ứng phó với thời tiết cực đoan thì có thể thả giống tiếp tục nhưng với mật độ thả thấp hơn chính vụ. Đối với những ao không có điều kiện thả lại tôm những có khả năng trồng lúa thì người dân cần trồng lại lúa hoặc cần thả các đối tượng khác như cá rô phi, trắm cỏ, tôm càng xanh… để xử lý và ổn định về môi trường, có thời gian cách ly mầm bệnh chuẩn bị tốt hơn cho vụ tôm nước lợ năm 2019. 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, tình hình thiệt hại trên tôm: Lũy kế từ đầu năm đến nay diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng là 13.788,9 ha chiếm 24,4% diện tích thả (tăng 8,3% so với cùng kỳ 2017). Tỷ lệ thiệt hại do môi trường là 55.9%, thiệt hại do hoại tử gan tụy cấp là 23.2%, thiệt hại do đốm trắng là 21%, phân trắng là 0.1%.

Đối với diện tích thiệt hại hoặc sau khi thu hoạch, người nuôi tôm tuyệt đối không xả thải nước thải, bùn thải khi chưa được xử lý ra môi trường tự nhiên bên ngoài, mà phải có khu chứa bùn thải và xử lý nước thải sau đó mới thải ra môi trường tự nhiên.

Người nuôi cần chủ động đo đạc các yếu tố môi trường trong ao nuôi, đồng thời theo dõi sát kết quả quan trắc môi trường nước cũng như thông tin cảnh báo dịch bệnh, thông tin về bản tin thời tiết, giải pháp khuyến cáo của ngành chức năng để có cách xử lý ao tôm kịp thời, chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan.

Hiện nay thị trường tôm trên thế giới không những cạnh tranh về sản lượng mà còn cạnh tranh về chất lượng an toàn thực phẩm, cạnh tranh về giá thành làm ra sản phẩm (chi phí sản xuất), do đó nuôi tôm bà con hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc, hóa chất vào ao tôm và quản lý cho ăn vừa đủ, tiết kiệm thức ăn, tiết kiệm điện, chủ động kết nối liên kết tất cả các vật tư đầu vào (giống, thức ăn, thuốc men, bạt phủ, lưới che, cánh quạt,…) cũng như liên kết đầu ra nhằm giảm tối đa giá thành sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm.

TCTS
Đăng ngày 20/12/2018
Văn Thọ
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 19:36 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 19:36 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:36 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:36 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:36 21/12/2024
Some text some message..