Sử dụng chế phẩm sinh học EM trong nông nghiệp

Chế phẩm sinh học E.M (các vi sinh vật hữu hiệu) đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, xử lý ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản, xử lý mùi hôi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Chế phẩm EM
Chế phẩm E.M

Đầu năm 2011, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bến Tre đã sản xuất thành công chế phẩm sinh học E.M môi trường, E.M tỏi nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Thực chất E.M là một loại chế phẩm có chứa tới 80 loài thuộc 10 nhóm sinh vật khác nhau, bao gồm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, vi khuẩn Propionic, nấm men và xạ khuẩn…

Hiệu quả của E.M trong nông nghiệp

 Đối với cây trồng, E.M có tác dụng với nhiều loại cây trồng và mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Phun E.M thứ cấp theo tỷ lệ 1/1.000 có một số hiệu quả như: kích thích sự nẩy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín; cải thiện môi trường cơ giới lý hóa và vi sinh vật hóa trong đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu; ngăn chặn sự phát sinh các mầm bệnh và côn trùng có hại trong đất, kềm hãm sự sinh sôi các mầm bệnh và côn trùng có hại; tăng cường công suất và khả năng quang hợp của cây trồng; tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng. Do đó, tăng cường hiệu lực và sử dụng tiết kiệm phân bón hữu cơ.

Đối với vật nuôi, E.M có tác dụng đối với vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm và các thủy sản, hải sản. E.M thứ cấp trộn với thức ăn hoặc nước uống theo tỷ lệ 1/10, phun E.M thứ cấp theo tỷ lệ 1/30 sẽ đạt hiệu quả: giúp phát triển hệ vi sinh vật tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn; tăng sức khỏe cho vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh tật, với các điều kiện ngoại cảnh cho vật nuôi; làm cho gia súc, gia cầm mắn đẻ hơn, tăng chất lượng thịt, tăng năng suất chăn nuôi; tiêu diệt các vi sinh vật có hại; làm giảm và làm mất mùi hôi thối, ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi. Vì vậy, dùng chế phẩm E.M hòa vào thức ăn hay nước uống hàng ngày đã pha và phun trực tiếp lên mình con vật như heo, chó sẽ làm mất mùi hôi; phun trực tiếp vào bầu vú con cái, thì khi con bú sẽ tránh được nhiễm khuẩn.

Đối với thủy sản, xử lý bùn đáy hồ, bơm hết nước sau khi thu hoạch tôm, dùng 10 lít E.M thứ cấp pha với 100 lít nước phun cho 1.000m2, để khoảng 10 ngày. Xử lý nước ao trong quá trình nuôi: tưới đều 5 - 10ml E.M thứ cấp vào 1m3 nước ao nuôi tôm. Cứ 10 ngày tưới 1 lần. Xử lý thức ăn: trộn hoặc phun 100ml E.M tỏi/kg thức ăn, ủ trong 4 giờ rồi cho tôm, cá ăn. Trong trường hợp thức ăn cho tôm, cá nấu chín phải để nguội mới trộn E.M tỏi vào.

Sử dụng E.M giúp năng suất tôm tăng lên đáng kể, giảm vốn đầu tư, không cần dùng chất hóa học để xử lý môi trường, tôm khỏe mạnh chống lại được bệnh tật, bảo đảm môi trường thiên nhiên trong sạch. Chất hữu cơ trong hồ được E.M phân hủy giúp nước trong, hồ sạch, tôm rất khỏe, có khả năng miễn dịch cao, lớn nhanh và tỷ lệ chết thấp.

 Đối với môi trường: các vi sinh vật hữu hiệu có trong chế phẩm E.M có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây hôi thối trong môi trường, trong đường ruột các con gia súc, gia cầm và các nấm mốc gây ra H2S, SO2, NH3, CH4 bay hơi…

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng E.M

E.M là một thực thể sống nên nếu dùng E.M quá thời hạn sử dụng sẽ không có hiệu quả; không bảo quản hoặc sử dụng chung với các loại hóa chất khác như: thuốc bảo vệ thực vật, rượu, bia, cồn, xăng, dầu; bảo quản nơi khô, tối, mát (không được để trong tủ lạnh). Nếu E.M có mùi hôi, thối thì nhất thiết không được dùng. Nước để pha loãng dung dịch E.M phải là nước sạch, không bị ô nhiễm, không lẫn chất thải chăn nuôi, phân gia súc, không nhiễm hóa chất. Khi sử dụng E.M để phun cho cây trồng phải pha loãng đúng theo tỷ lệ quy định là 1/1.000, sau khi pha loãng phải dùng ngay. Sử dụng E.M cần kiên trì, ổn định, càng sử dụng lâu dài thì hiệu quả càng cao. E.M hoàn toàn không độc hại, an toàn đối với người, gia súc và môi trường. E.M có thể làm giả, do vậy chỉ mua chế phẩm E.M tại những địa chỉ tin cậy.

Báo Đồng Khởi, 08/09/2015
Đăng ngày 10/09/2015
Xuân Lãm
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 03:39 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 03:39 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 03:39 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:39 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 03:39 27/12/2024
Some text some message..