Sử dụng chế phẩm sinh học hiệu quả trong nuôi tôm

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường bền vững; hạn chế dịch bệnh xảy ra; an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Sử dụng chế phẩm sinh học hiệu quả
Sử dụng chế phẩm sinh học hiệu quả trong nuôi tôm. Hình minh họa

Thuật ngữ chế phẩm sinh học (probiotics) hay còn gọi là men vi sinh thường được định nghĩa là các vi khuẩn có lợi cho vật chủ. Theo Fuller (1989), chế phẩm sinh học là sự bổ sung một loại thức ăn vi sinh vật sống có tác dụng có lợi cho vật chủ qua việc cải tiến sự cân bằng vi sinh hệ trong đường ruột của vật chủ.

sử dụng hiệu quả chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

TS Bùi Quang Tề - Nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu NTTS I

Thực tiễn những năm gần đây đã chứng minh được vai trò quan trọng của chế phẩm sinh học: Phân giải thức ăn dư thừa và chất thải giúp đáy ao sạch, cải thiện môi trường ao; Cung cấp vi khuẩn có lợi nhằm cạnh tranh thức ăn với vi khuẩn hại giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và tỷ lệ sống sót cao hơn; Tạo nguồn thức ăn tự nhiên khiến hệ số chuyển đổi thức ăn thấp; Giảm ức chế cho tôm, tôm sẽ đề kháng bệnh tốt hơn.

Hiện nay, trong nuôi trồng thủy sản đã ứng dụng nhiều công nghệ nuôi bằng chế phẩm sinh học như nuôi thâm canh theo công nghệ Biofloc. Biofloc cung cấp hai vai trò quan trọng là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh dưỡng tốt cho cá, tôm sử dụng. Chất lượng dinh dưỡng của biofloc rất tốt cho cá nuôi, nhưng chúng lại biến động. Hàm lượng protein khô trong biofloc chiếm khoảng 25 - 50%, phần lớn nằm trong khoảng 30 - 45%. Chất béo chiếm 0,5 - 15%, thông thường 1 - 5%. Biofloc khô có thể dùng để thay thế bột cá hoặc bột đậu tương trong thức ăn thủy sản. Chất lượng dinh dưỡng của biofloc khô rất tốt, nhiều thử nghiệm cho thấy có thể thay thế đến 30% protein trong thức ăn thủy sản. Nhưng, biofloc khô không thể thay thế nguồn protein từ động vật hay thực vật vì không thể cung cấp đủ số lượng lớn biofloc khô cho sản xuất thức ăn.

Tuy nhiên, sử dụng chế phẩm sinh học nếu không đúng cách sẽ gây một số tác dụng ngược trong quá trình nuôi. Đặc biệt, đã dùng chế phẩm sinh học cần chú ý đến vấn đề dùng các chất khử trùng. Hiện, trên thị trường có hàng nghìn sản phẩm hóa chất, chế phẩm dùng trong xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản, có loại nằm trong danh mục cho phép, có loại đang thử nghiệm, có loại nhập lậu…; Vì vậy, người nuôi cần có sự phân biệt sản phẩm nào tốt, tham khảo hướng dẫn sử dụng của các nhà khoa học.

Có 3 dạng chế phẩm sinh học phổ biến là: dạng bột, dạng nước, dạng viên. Xác định mục đích sử dụng chế phẩm sinh học để lựa chọn sản phẩm phù hợp. 

Ngoài ra, để sử dụng được sản phẩm an toàn cũng như chất lượng, bà con có thể tự sản xuất chế phẩm sinh học. Mật rỉ đường là phế phẩm trong nông nghiệp, được chứng minh sử dụng trong thủy sản mang lại nhiều lợi ích. Thông thường, sử dụng 1 gói vi sinh làm giống kết hợp 5 kg mật đường cùng với 50 lít nước, tiến hành ủ ít nhất 4 - 10 tiếng, sau đó có thể sử dụng tạt xuống ao. Đối với ao nuôi thâm canh, nên định kỳ sử dụng 3 - 5 ngày/lần, ao bán thâm canh 5 - 7 ngày/lần và ao siêu thâm canh có thể 1 - 3 ngày/lần. Thời điểm bón tốt nhất thời gian trời mát (8 - 10 giờ sáng; 16 - 18 giờ chiều, không bón trời đang mưa và từ 13 - 15 giờ chiều).

TCTS
Đăng ngày 22/08/2017
TS Bùi Quang Tề
Nuôi trồng

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 03:08 04/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 03:08 04/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 03:08 04/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 03:08 04/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 03:08 04/02/2025
Some text some message..