Sử dụng kháng sinh đúng cách trong nuôi trồng thủy sản

Để xử lý và cải thiện môi trường, kiểm soát dịch bệnh người nuôi tôm cần sử dụng một số loại hóa chất, thuốc kháng sinh và chế phẩm sinh học; đây đều là những nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả xấu.

Sử dụng kháng sinh đúng cách trong nuôi trồng thủy sản
Kháng sinh chỉ sử dụng khi không còn biện pháp nào khác. Ảnh: Internet

Người nuôi tôm vì thế cần hiểu bản chất, cơ chế hoạt động và các tác hại của những chất này để có thể sử dụng đúng liều, đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng và hạn chế các tác động môi trường.

Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật. Vì thế, kháng sinh được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn cho cả ở người, vật nuôi và cây trồng. Nếu dựa vào cơ chế tác động, người ta có thể phân kháng sinh thành 2 nhóm: diệt khuẩn và ức chế khuẩn.

Nhóm diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh (như Rifamycin hay các kháng sinh thuộc nhóm Quinolones). Nhóm ức chế khuẩn chỉ kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt (như Erythromycin, Spiramycin, Oxytetracycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides). Cần lưu ý, kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm nếu được trộn vào thức ăn, khiến cho tôm chậm lớn. Hoặc chúng có thể diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường nếu đưa vào nước ao. Kháng sinh không diệt được virus. Vì thế, với các bệnh do virus gây ra như đốm trắng, Taura, đầu vàng, tôm còi MBV hay hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô… thì không thể sử dụng kháng sinh để phòng hoặc trị.

Chỉ có một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm:

- Tetracycline (như Oxytetracycline): có tác dụng kìm hãm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm;

- Quinolones (như Sarafloxacin): có cả tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương;

- Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracycline và rifampicine;

- Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim

Danh mục các chất cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cụ thể như sau:


Theo Phòng Thanh tra pháp chế Chi cục thủy sản tỉnh Sóc Trăng.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại như: vi khuẩn kháng thuốc khiến việc phòng trị bệnh không còn tác dụng; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng; thay đổi hệ vi sinh vật tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái hoặc gây hại cho các loài sinh vật tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm tôm nuôi nếu có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.

Mỗi loại thuốc kháng sinh khác nhau có chỉ định, công dụng và cách sử dụng khác nhau, mặt khác mỗi loại thủy sản khác nhau lại có phương pháp điều trị khác nhau.

Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

- Chỉ dùng kháng sinh khi không còn cách nào khác và chỉ sử dụng cho bệnh do vi khuẩn gây ra. Chỉ dùng các loại kháng sinh được nhà nước cho phép.

- Áp dụng các nguyên tắc đúng: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn.

+ Thuốc sử dụng phải được pháp luật cho phép: Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

+ Không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật thủy sản nuôi vì dễ làm cho vi khuẩn “nhờn thuốc” hay kháng thuốc. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị sau khi đã xác định được mầm bệnh.

+ Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng: Chỉ định dùng thuốc theo phổ tác dụng. Nếu đã xác định được vật nuôi nhiễm khuẩn nào thì dùng kháng sinh theo phổ hẹp đối với vi khuẩn đó. Dùng đủ liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần.

+ Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ). Phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm làm giảm chất lượng.

Kháng sinh được sử dụng để trị bệnh, không phải để phòng bệnh; phải dùng liều đủ cao ngay từ đầu để tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không dùng liều thấp rồi mới tăng dần lên, khiến cho vi khuẩn dễ kháng thuốc. Hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn nếu kháng sinh được sử dụng đúng lúc khi mà mật độ vi khuẩn còn tương đối thấp. Không ngưng thuốc khi chưa đủ liều ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với các giải pháp khác như cải thiện điều kiện môi trường, bổ sung dinh dưỡng cho tôm… để hiệu quả được cao hơn. Dừng sử dụng 14 ngày trước khi thu hoạch.

CC QLCLNLTS Quảng Trị
Đăng ngày 30/08/2019
Trần Quốc Tuấn
Nuôi trồng

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 10:00 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 15:23 06/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 15:23 06/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 15:23 06/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:23 06/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 15:23 06/12/2024
Some text some message..