Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường (còn có thể gọi là mật rỉ, rỉ đường hay rỉ mật đường) là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường được ép từ thân cây mía chứa khoảng 80 - 90% nước dịch, trong nước dịch đó chứa khoảng 16 - 18% đường vào thời kì mía chín già. Thân mía sau ép lấy nước dịch thu được phụ phẩm là bã mía.
Mật rỉ đường cũng là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường, là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Thường thì mật rỉ đường có màu đen, độ đặc sánh nhất định và độ nhớt của mật tương đối cao. Mật rỉ đường giàu chất cacbon hữu cơ và không chứa nitơ. Nhờ vậy phụ phẩm có tính hòa tan trong nước.
Tác động như thế nào khi sử dụng trong nuôi tôm?
Kiểm soát và hạn chế khí độc: Tôm chỉ có thể tiêu hóa tối đa 20 đến 30% lượng thức ăn được đưa vào trong cơ thể, phần còn lại sẽ thải ra ngoài ao nuôi. Và lượng chất thải ấy sẽ chuyển hóa thành khí độc NH3, NO2 gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nuôi. Hơn thế, lượng khí độc vượt ngưỡng cho phép có thể làm tôm chết hàng loạt trong một thời gian ngắn.
Mật rỉ đường có thể cân bằng được Nitơ vô cơ. Vì trong mật rỉ đường có chứa đến 40% cacbon, lượng cacbon hữu cơ này sẽ được vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ cùng lúc với nguồn Nitơ vô cơ trong ao nuôi để tổng hợp thành protein, giúp giảm lượng NH3 và NO2 trong ao.
Ổn định và cân bằng pH: Trong nuôi tôm, pH là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi (sinh trưởng, tỉ lệ sống, dinh dưỡng,…). Đối với tôm pH thích hợp nhất để tôm phát triển tốt là từ 7.8 đến 8.5, vì thế khi pH môi trường biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ có thể gây chết tôm.
Khi pH quá thấp: khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể tôm bị giảm thấp khiến tôm bị mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, nồng độ H2S tăng cao,…
Mật rỉ đường được ủ với men vi sinh trong khâu xử lý nước sử dụng
Ngược lại, khi pH quá cao: dẫn đến nồng độ khí NH3 trong nước tăng cao khiến tôm nuôi bị ngộ độc,…pH trong ao tôm cao thường do mật độ tảo quá dày khiến tảo tiêu thụ một lượng carbon nên giảm giảm tính axit của nước khiến độ pH tăng cao.
Tạo màu nước cho ao: Màu nước trong ao tôm có tác dụng kích thích tôm phát triển mạnh. Để rỉ mật hòa tan vào nước sẽ giúp ao nuôi tôm có màu trà xanh, xanh đọt chuối hoặc màu vàng nâu (khi có độ mặn cao). Người nuôi nên đưa độ trong của nước ao khi tôm phát triển đến khoảng 30 - 45 cm.
Xử lý bùn đáy ao: Lượng bùn đáy ao tích tụ rất nhiều chất hữu cơ không được xử lý kịp thời. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ làm sản sinh các loại khí độc như NH3, NO2 và H2S. Khi bà con cải tạo ao nuôi tôm có thể biến các chất thải tạo thành phân bón hữu để sử dụng trồng cây.
Nuôi vi sinh xử lý nước: Mật rỉ đường được ủ với men vi sinh trong khâu xử lý nước sử dụng. Tùy vào từng loại men vi sinh mà liều lượng ủ mật rỉ đường khác nhau. Việc sử dụng rỉ đường sẽ giúp ổn định chất lượng nước, hạn chế dịch bệnh một cách hiệu quả.
Cách sử dụng hiệu quả
Trước khi sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm, người nuôi cần xác định đúng tình trạng của ao nuôi và tình trạng sức khỏe của tôm.
Trước hết, người nuôi cần tạt đều bề mặt ao. (Vì mật rỉ đường tan trong nước nên có thể pha mật rỉ đường với nước rồi tạt đều trên bề mặt ao). Tiếp đó là bật quạt chạy đến giúp mật rỉ phân tán đều. Lượng mật rỉ phù hợp là 30 – 40 lít/ha ao tôm (có thể sử dụng định kỳ 3 - 5 ngày/lần).
Đối với sục ao, làm sạch nước nuôi: Người nuôi tôm sục vi sinh vật với mật rỉ dùng trong ao tôm. Công thức chung là một lít vi sinh gốc thêm 40 lít nước sạch và 2 lít mật rỉ đường. Thực hiện sục sau 2 - 3 ngày là có thể sử dụng được (tùy thuộc vào nhu cầu mong muốn làm loại vi sinh nào cho ao tôm mà có công thức áp dụng riêng).
Nếu sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn cho ao tôm người nuôi có thể sử dụng 3 - 5g men thức ăn + 10ml mật rỉ + 50l nước sạch + 1kg thức ăn tôm (trộn, đảo đều để khoảng 30 – 60 phút mới cho vào bể để tôm ăn).
Để rỉ mật hòa tan vào nước sẽ giúp ao nuôi tôm có màu trà xanh
Một số lưu ý
Nên ưu tiên bổ sung mật rỉ đường ở vị trí đầu vào của ao nuôi. Sử dụng đúng liều lượng được chỉ định. Hạn chế và tránh châm một lần với liều lượng quá lớn.
Ngoài ra, chỉ bổ sung đúng liều lượng cần thiết. Khi sử dụng quá nhiều mật rỉ đường thì vô tình làm tăng hàm lượng COD trong nước thải đầu ra, gây khó khăn trong việc xử lý nước thải và chất thải.
Cần vệ sinh ao nuôi thường xuyên, tránh việc nhiễm khuẩn do Mật rỉ đường là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng dễ bị phân hủy làm phát triển các sinh vật không có lợi và ảnh hưởng đến hiệu quả của mật rỉ đường.