Sử dụng thảo dược cho ao nuôi thủy sản

Trong tình trạng lạm dụng hóa chất, các loại kháng sinh, việc sử dụng thảo dược, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên để điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh thủy sản nhằm hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững của Việt Nam.

Thảo dược
Sử dụng thảo dược để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: filmdaily.co

Diệp hạ châu  

Diệp hạ châu hay còn được gọi là cây chó đẻ. Diệp hạ châu thuộc họ Thầu dầu, có 3 loài cây gần giống nhau là diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. & Thonn), diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria) và một loài nữa là Phyllanthus sp.. Nhưng diệp hạ châu đắng là loài có dược tính mạnh nhất và chứa nhiều hoạt chất quan trọng có ích trong việc điều trị bệnh. 

Diệp hạ châuDiệp hạ châu đắng là loài có dược tính mạnh nhất và chứa nhiều hoạt chất quan trọng có ích trong việc điều trị bệnh. Ảnh: blogspot

Theo các nghiên cứu từ những chuyên gia, trong diệp hạ châu có chứa rất nhiều hợp chất có hoạt tính giúp kháng viêm, chống ung thư, bảo vệ gan chẳng hạn như Flavonoid (isovitexin, phyllanthus iin, rutin, quercetin...). Các phức chất phenol (phyllanthin, amariin, repandusinic axít và phyllanthin D). Các nirtetralin, phyltetralin, niranthin, các axít hữu cơ (ascorbic geraniinic, axit amariinic,…). Ngoài ra, trong diệp hạ châu đắng cũng chứa sterol như amarosterol-A, amarosterol-B... hay các axít béo bay hơi (linalool, phyltol...).  

Khi sử dụng trong nuôi tôm có thể trộn loài cây này với thức ăn để phòng bệnh teo gan, đốm trắng và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Bằng cách lấy diệp hạ châu mang về đun nước cô đặc và dùng nước cô đặc này trộn vào thức ăn cho tôm. Diệp hạ châu có vị đắng nên bước đầu nên trộn với liều lượng ít (khoảng 5g/kg thức ăn) để tôm quen dần, sau đó tăng lên 8g/kg thức ăn và cho ăn hàng ngày.  

Lá ổi 

Được biết đến là dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong điều trị bệnh tiêu chảy. Theo phát hiện từ nhiều nghiên cứu, trong thành phần dinh dưỡng của ổi chứa nhiều các loại vitamin khác nhau như vitamin A, vitamin C, axit béo, omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ, có tiềm năng sẽ trở thành đối tượng tích cực trong việc cải thiện miễn dịch trong tương lai cho cả ngành nuôi trồng thủy sản. Các nhà khoa học đã triển khai nhiều thí nghiệm về chiết xuất dịch của lá ổi và áp dụng chúng vào việc nuôi dưỡng, phòng bệnh trên tôm thẻ chân trắng. 

Lá ổiLá ổi có tiềm năng trong việc cải thiện miễn dịch trong tương lai cho cả ngành nuôi trồng thủy sản. Ảnh: plantarium.ru

Đã có rất nhiều nghiên cứu về loài cây này trên một vài động vật thủy sản như cá tra, cá lóc, cá trê, cá rô phi và tôm sú đã được chứng minh là cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng, miễn dịch cũng như chống viêm hiệu quả.  

Các chuyên gia thực hiện thí nghiệm bằng cách bổ sung chiết xuất từ lá ổi vào thức ăn cho tôm nuôi với liều lượng 5g/kg thức ăn, sau 56 ngày quan sát thấy tốc độ tăng trưởng và trọng lượng tôm gia tăng đáng kể. Đối với tôm bị nhiễm bệnh, việc được bổ sung lá ổi vào khẩu phần ăn giúp gia tăng khả năng miễn dịch và khả năng sống sót của tôm lên đến 72,73%, tăng gần 20% so với tôm có khẩu phần ăn bình thường. Việc sử dụng chiết xuất từ lá ổi vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng sẽ kích thích tăng trưởng, tăng cường sức đề kháng và tỉ lệ sống sót cho tôm nuôi, phòng khi mầm bệnh xuất hiện. 

Gừng 

Gừng là một loài thảo dược quen thuộc với bà con nông dân, chúng thường xuyên được dùng để hỗ trọ tiêu hóa, phòng bệnh,.. Được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, chống ôxy hóa, thúc đẩy tăng trưởng và kích thích miễn dịch cho vật nuôi nên gừng có hiệu quả trong việc sử dụng để kiểm soát các bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra trong nuôi trồng thủy sản.  

GừngGừng được sử dụng để kiểm soát các bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: littlebeescents.com

Các hợp chất phenolic (chủ yếu là gingerols, shogaols và paradols) trong gừng giúp làm giảm kích thích đường tiêu hóa (GI) do WFS (hội chứng phân trắng - đề cập đến sự hiện diện của các sợi phân trắng trong ao nuôi tôm) gây ra, kích thích sản xuất mật, ức chế co bóp dạ dày khi thức ăn và chất lỏng di chuyển qua đường ruột ở tôm. 

Đồng thời, gừng cũng có tác động đến các enzyme tiêu hóa của tôm và làm tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Điều này cho thấy gừng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát tác động của WFS trong hệ thống tiêu hóa tôm. Bà con chỉ cần sử dụng 20g gừng nghiền nát kết hợp với 50 ml chất kết dính thức ăn, sau đó trộn với 1 kg thức ăn. Để khô trong 30 phút ở nơi ít ánh sáng trước khi cho ăn. 

Đăng ngày 03/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:47 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:47 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:47 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 19:47 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 19:47 20/12/2024
Some text some message..